đề thi HSG phòng văn 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Bá Chiến | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: đề thi HSG phòng văn 8 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD-ĐT Quảng Trạch

Họ và tên học sinh:
……………………..……………
Số báo danh:

THI chọn Học SINH Giỏi Lớp 9 – Cấp huyện
Năm học 2011-2012

Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)


Đề RA
Câu 1: ( 2.0 điểm )
Hai câu thơ dưới đây nhà thơ Tế Hanh đều sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
Chiếc thuyền nhẹ như con tuấn mã
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Sự khác nhau giữa hai cách so sánh trên? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào?
Câu 2: ( 2.0 điểm )
Phân tích cái hay của cách sử dụng đổi trật tự cú pháp trong các câu thơ sau:
a. Bạc phơ mái tóc người Cha.
Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người
(Tố Hữu)
b. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
(Hồ Xuân Hương)
Câu 3: ( 6.0 điểm )
Đọc thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:
" Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình."
Thật vậy, chất thép và chất tình hòa quyện trong mỗi vần thơ của Bác. Hãy phân tích bài: " Ngắm trăng" , " Đi đường", "Tức cảnh Pác Bó " trong chương trình Ngữ văn 8 để làm sáng tỏ nhận định trên.

















Phòng GD-ĐT Q. Trạch

THI chọn Học SINH Giỏi Lớp 9
Năm học 2011-2012

Hướng dẫn châm môn Ngữ văn




Câu 1: (2.0 điểm): Yêu cầu cần đạt và cách cho điểm:
+ Chỉ ra được sự khác nhau giữa hai cách so sánh (1đ). Cụ thể:
-Câu 1: Tác giả so sánh cáI cụ thể hữu hình này( cái thuyền) với cáI cụ thể khác( con tuấn mã).
-Câu 2: Tác giả so sánh cái cụ thể hữu hình( cánh buồm) với cái trìu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng kiêng( mảnh hồn).
+ Nêu được hiệu quả nghệ thuật riêng của mỗi cách so sánh (1đ). Cụ thể:
-Câu 1: Có tác dụng làm nỗi bật vẻ đẹp, sức mạnh của con thuyền ra khơi.
-Câu 2: Có tác dụng làm nổi bật hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên sống động mà còn vẻ đẹp thiêng liêng và một ý nghĩa trang trọng, lớn lao bất ngờ, trở thành một cái biểu tượng rất phù hợp đầy ý nghĩa của làng chài.
Câu 2: (2.0 điểm):
Câu a: (1đ)
Nếu theo trật tự tuyến tính bình thường thì câu thơ phải là:
Mái tóc người Cha bạc Phơ
Như thế vị ngữ “Bạc phchỉ mang nghĩa chỉ mái tóc của Bác bạc phơ do thời gian, tuổi tác mà thôi. ở đây Tố Hữu sử dụng biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bá Chiến
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)