Đề thi HSG Ngữ Văn 9 năm học 2012-2013 huyện Trực Ninh
Chia sẻ bởi Trần Văn Nam |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Ngữ Văn 9 năm học 2012-2013 huyện Trực Ninh thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
HUYỆN TRỰC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Ngày thi: Ngày 04 tháng 12 năm 2012
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 1 trang
Câu 1: (4 điểm)
1. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của từ láy và điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
(Bếp lửa - Bằng Việt)
2. “Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh"
Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a) Trong hai câu thơ trên, Nguyễn Du để nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào?
b) Từ đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của Nguyễn Du?
Câu 2: (6 điểm)
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh vội tin vào lời nói ngây thơ của con trẻ, đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi, khiến nàng oan ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang.
Theo em, tác giả hé mở khả năng có thể tránh được bi kịch thảm khốc cho Vũ Nương qua những chi tiết nào trong tác phẩm? Qua đó, em hiểu gì về những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết ai oán của một người phụ nữ đức hạnh?
Câu 3: (10 điểm)
Nhận xét về “Truyện Kiều”, có ý kiến cho rằng: "Đoạn tả chị em Thúy Kiều vừa cho thấy thiên tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, vừa thể hiện một phương diện của cảm hứng nhân văn trong Truyện Kiều - trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người."
Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua đoạn thơ:
"Vân xem trang trọng khác vời
.................................................
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
------Hết----
Họ tên thí sinh.........................................
Chữ ký, họ tên giám thị 1..................................................
Số báo danh:...................................
Chữ ký, họ tên giám thị 1..................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN VĂN 9
NỘI DUNG KIẾN THỨC
ĐIỂM
Câu 1:
1. Chỉ ra đúng các từ láy, điệp ngữ trong đoạn thơ và phân tích được giá trị của chúng:
- Các từ láy: "chờn vờn", "ấp iu"
Điệp ngữ: "một ngọn lửa"
- Giá trị:
+ Hai từ láy "chờn vờn", "ấp iu" giàu sức gợi - gợi hình và gợi cảm. "Chờn vờn" gợi về ánh lửa bập bùng khi mờ khi tỏ trong sớm mai. "Ấp iu" vừa gợi được sự gần gũi, ấm cúng của bếp lửa, vừa gợi về bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
+ Điệp ngữ "một ngọn lửa" đứng đầu hai câu thơ khơi gợi cảm xúc về một hình ảnh quen thuộc, không phai mờ trong ký ức của người cháu xa quê. Bếp lửa gợi nhớ đến bà. Dòng mạch cảm xúc và suy ngẫm về bếp lửa, về bà và tình bà cháu được khơi lên từ hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm ấy.
2. Phương châm hội thoại
- Xác định được tình huống giao tiếp ở đây là lễ vấn danh. Mã Giám Sinh đến nhà Kiều với tư cách là đi hỏi vợ song cách ăn nói của hắn trịch thượng, cộc lốc, vi phạm phương châm lịch sự. Thông tin hắn trả lời lại mơ hồ (Mã Giám Sinh không phải là tên riêng; quê ở xa thì mập mờ nói “cũng gần”) vi phạm phương châm cách thức. Như vậy, thông qua giao tiếp, Nguyễn Du giúp người đọc hình dung được phần nào lật tẩy bản chất vô học của Mã Giám Sinh.
Câu 2:
- Những chi tiết hé mở khả năng tránh được thảm kịch của Vũ Nương:
+ Lời con trẻ nghe như thật nhưng chứa đựng nhiều điều vô lý, nếu Trương Sinh bình tĩnh suy nghĩ sẽ nhận ra điều đó: người cha tại sao chỉ nín im thin thít, không bao giờ bế con... Câu nói của đứa bé 3 tuổi giống như một câu đố, nếu Trương Sinh giải được thì bi kịch sẽ không xảy ra.
+ Bi kịch có thể tránh được nếu Trương Sinh kể lại rõ ràng khi Vũ Nương gặng hỏi. NhưngTrương Sinh lại giấu không kể lại lời con, chỉ lấy chuyện bóng gió mà mắng nhiếc và đánh đuổi Vũ Nương đi.
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương chính là thói ghen tuông
HUYỆN TRỰC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Ngày thi: Ngày 04 tháng 12 năm 2012
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 1 trang
Câu 1: (4 điểm)
1. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của từ láy và điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
(Bếp lửa - Bằng Việt)
2. “Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh"
Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a) Trong hai câu thơ trên, Nguyễn Du để nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào?
b) Từ đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của Nguyễn Du?
Câu 2: (6 điểm)
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh vội tin vào lời nói ngây thơ của con trẻ, đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi, khiến nàng oan ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang.
Theo em, tác giả hé mở khả năng có thể tránh được bi kịch thảm khốc cho Vũ Nương qua những chi tiết nào trong tác phẩm? Qua đó, em hiểu gì về những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết ai oán của một người phụ nữ đức hạnh?
Câu 3: (10 điểm)
Nhận xét về “Truyện Kiều”, có ý kiến cho rằng: "Đoạn tả chị em Thúy Kiều vừa cho thấy thiên tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, vừa thể hiện một phương diện của cảm hứng nhân văn trong Truyện Kiều - trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người."
Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua đoạn thơ:
"Vân xem trang trọng khác vời
.................................................
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
------Hết----
Họ tên thí sinh.........................................
Chữ ký, họ tên giám thị 1..................................................
Số báo danh:...................................
Chữ ký, họ tên giám thị 1..................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN VĂN 9
NỘI DUNG KIẾN THỨC
ĐIỂM
Câu 1:
1. Chỉ ra đúng các từ láy, điệp ngữ trong đoạn thơ và phân tích được giá trị của chúng:
- Các từ láy: "chờn vờn", "ấp iu"
Điệp ngữ: "một ngọn lửa"
- Giá trị:
+ Hai từ láy "chờn vờn", "ấp iu" giàu sức gợi - gợi hình và gợi cảm. "Chờn vờn" gợi về ánh lửa bập bùng khi mờ khi tỏ trong sớm mai. "Ấp iu" vừa gợi được sự gần gũi, ấm cúng của bếp lửa, vừa gợi về bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
+ Điệp ngữ "một ngọn lửa" đứng đầu hai câu thơ khơi gợi cảm xúc về một hình ảnh quen thuộc, không phai mờ trong ký ức của người cháu xa quê. Bếp lửa gợi nhớ đến bà. Dòng mạch cảm xúc và suy ngẫm về bếp lửa, về bà và tình bà cháu được khơi lên từ hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm ấy.
2. Phương châm hội thoại
- Xác định được tình huống giao tiếp ở đây là lễ vấn danh. Mã Giám Sinh đến nhà Kiều với tư cách là đi hỏi vợ song cách ăn nói của hắn trịch thượng, cộc lốc, vi phạm phương châm lịch sự. Thông tin hắn trả lời lại mơ hồ (Mã Giám Sinh không phải là tên riêng; quê ở xa thì mập mờ nói “cũng gần”) vi phạm phương châm cách thức. Như vậy, thông qua giao tiếp, Nguyễn Du giúp người đọc hình dung được phần nào lật tẩy bản chất vô học của Mã Giám Sinh.
Câu 2:
- Những chi tiết hé mở khả năng tránh được thảm kịch của Vũ Nương:
+ Lời con trẻ nghe như thật nhưng chứa đựng nhiều điều vô lý, nếu Trương Sinh bình tĩnh suy nghĩ sẽ nhận ra điều đó: người cha tại sao chỉ nín im thin thít, không bao giờ bế con... Câu nói của đứa bé 3 tuổi giống như một câu đố, nếu Trương Sinh giải được thì bi kịch sẽ không xảy ra.
+ Bi kịch có thể tránh được nếu Trương Sinh kể lại rõ ràng khi Vũ Nương gặng hỏi. NhưngTrương Sinh lại giấu không kể lại lời con, chỉ lấy chuyện bóng gió mà mắng nhiếc và đánh đuổi Vũ Nương đi.
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương chính là thói ghen tuông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Nam
Dung lượng: 75,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)