Đề Thi HSG Ngữ Văn 9
Chia sẻ bởi Quach Quoc Dung |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề Thi HSG Ngữ Văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS
THÀNH PHỐ VỊ THANH
ĐỀ CHÍNH THỨC
CẤP THÀNH PHỐ - NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN
Khóa ngày: 04/01/2013
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (5.0 điểm)
Viết đoạn văn theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.
Câu 2: (5.0 điểm)
Phân tích nét nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích ” (trích truyện Kiều của Nguyễn Du).
Câu 3: (10.0 điểm)
Cảm nhận về cái hay cái đẹp trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
-------Hết-------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ và tên thí sinh:……………………………………….
Số báo danh:………………….
Đáp án :
Câu 1: (5 đ)
Yêu cầu :
- Đoạn văn có câu luận điểm ở đầu đoạn. Các ý sau lý giải làm rõ ý của câu luận điểm , trình bày phải có sự liên kết chặt chẽ.
- Nêu được 2 ý cơ bản trong sự tiếp thu VB “Phong cách Hồ Chí Minh”: Học tập việc tiếp thu nền văn hóa thế giới một cách chọn lọc và lối sống giản dị của Bác để tự rèn luyện mình.
* Chú ý cách diễn đạt,cách lập luận, đặt câu,dùng từ, chính tả.
Câu 2: ( 5 đ)
Yêu cầu:
- Phân tích nét đặc sắc trong cách sử dụng các từ láy, cách dùng điệp ngữ “buồn trông” , bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo.
- Nêu được tác dụng nghệ thuật : Đoạn thơ đã thể hiện được tâm trạng của Thúy Kiều. Mỗi cảnh mang một nỗi buồn: Cảnh “cánh buồm thấp thoáng” trên cửa bể gợi nỗi nhớ quê, nhớ nhà; cảnh “hoa trôi man mác” gợi nỗi buồn số phận; cảnh “nội cỏ rầu rầu ,một màu xanh xanh” gợi sự buồn chán khi cảm thấy cuộc sống hiện tại tẻ nhạt, vô vị; cảnh “tiếng sóng ầm ầm” gợi nỗi hoảng sợ như dự báo một cơn tai biến sắp xảy ra.
- Nỗi buồn kéo liên hoàn như một sợi dây vô hình trói chặt lấy Kiều , nàng muốn thoát ra mà không thoát được.
- Cách diễn tả ấy còn thể hiện tấm lòng của Nguyễn Du. Nhà thơ có sự đồng cảm sâu sắc với nỗi niềm của Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
* Chú ý cách diễn đạt,cách lập luận, đặt câu,dùng từ, chính tả.
Câu 3: ( 10 đ)
Yêu cầu : Làm bài văn hoàn chỉnh có đủ 3 phần.
Mở bài :
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy , tác phẩm : Ánh trăng. Chú ý hoàn cảnh sáng tác.
- Khái quát cái hay, cái đẹp của bài thơ.
Thân bài : Trình bày rõ 2 luận điểm :
L Đ1: Cái hay : những nét nghệ thuật đặc sắc tạo nên sự hấp dẫn cho bài thơ.
- Sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình rất độc đáo, biểu cảm mang chất nghị luận, triêt lý nhẹ nhàng.
- Giọng điệu tâm tình trong thể thơ 5 tiếng thật thiết tha. Nhịp thơ thay đổi linh hoạt khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, lúc lại ngân nga dạt dào cảm xúc, khi thì sâu lắng biểu hiện sự suy tư.
- Bài thơ xây dựng hình ảnh “ánh trăng” đi từ cụ thể đến khái quát trở thành biểu tượng để mọi người suy ngẫm: Trăng là thiên nhiên nghĩa tình, là quần chúng nhân dân, là đồng đội đồng chí đã hy sinh, là quá khứ nguyên vẹn, thủy chung; cái “giật mình ” kết thúc bài thơ mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là cái giật mình của sự thức tỉnh.
- Cả bài chữ đầu dòng không viết hoa, không chấm, phẩy nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng trong từng khổ thơ và cả bài thơ.
- Từ kết cấu đến giọng điệu đều có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, có sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm.
L Đ 2: Cái đẹp: Bài thơ gợi lên những ý tứ sâu xa, là bài học của sự thức tỉnh bao người.
- Từ một câu chuyện riêng , bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS
THÀNH PHỐ VỊ THANH
ĐỀ CHÍNH THỨC
CẤP THÀNH PHỐ - NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN
Khóa ngày: 04/01/2013
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (5.0 điểm)
Viết đoạn văn theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.
Câu 2: (5.0 điểm)
Phân tích nét nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích ” (trích truyện Kiều của Nguyễn Du).
Câu 3: (10.0 điểm)
Cảm nhận về cái hay cái đẹp trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
-------Hết-------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ và tên thí sinh:……………………………………….
Số báo danh:………………….
Đáp án :
Câu 1: (5 đ)
Yêu cầu :
- Đoạn văn có câu luận điểm ở đầu đoạn. Các ý sau lý giải làm rõ ý của câu luận điểm , trình bày phải có sự liên kết chặt chẽ.
- Nêu được 2 ý cơ bản trong sự tiếp thu VB “Phong cách Hồ Chí Minh”: Học tập việc tiếp thu nền văn hóa thế giới một cách chọn lọc và lối sống giản dị của Bác để tự rèn luyện mình.
* Chú ý cách diễn đạt,cách lập luận, đặt câu,dùng từ, chính tả.
Câu 2: ( 5 đ)
Yêu cầu:
- Phân tích nét đặc sắc trong cách sử dụng các từ láy, cách dùng điệp ngữ “buồn trông” , bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo.
- Nêu được tác dụng nghệ thuật : Đoạn thơ đã thể hiện được tâm trạng của Thúy Kiều. Mỗi cảnh mang một nỗi buồn: Cảnh “cánh buồm thấp thoáng” trên cửa bể gợi nỗi nhớ quê, nhớ nhà; cảnh “hoa trôi man mác” gợi nỗi buồn số phận; cảnh “nội cỏ rầu rầu ,một màu xanh xanh” gợi sự buồn chán khi cảm thấy cuộc sống hiện tại tẻ nhạt, vô vị; cảnh “tiếng sóng ầm ầm” gợi nỗi hoảng sợ như dự báo một cơn tai biến sắp xảy ra.
- Nỗi buồn kéo liên hoàn như một sợi dây vô hình trói chặt lấy Kiều , nàng muốn thoát ra mà không thoát được.
- Cách diễn tả ấy còn thể hiện tấm lòng của Nguyễn Du. Nhà thơ có sự đồng cảm sâu sắc với nỗi niềm của Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
* Chú ý cách diễn đạt,cách lập luận, đặt câu,dùng từ, chính tả.
Câu 3: ( 10 đ)
Yêu cầu : Làm bài văn hoàn chỉnh có đủ 3 phần.
Mở bài :
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy , tác phẩm : Ánh trăng. Chú ý hoàn cảnh sáng tác.
- Khái quát cái hay, cái đẹp của bài thơ.
Thân bài : Trình bày rõ 2 luận điểm :
L Đ1: Cái hay : những nét nghệ thuật đặc sắc tạo nên sự hấp dẫn cho bài thơ.
- Sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình rất độc đáo, biểu cảm mang chất nghị luận, triêt lý nhẹ nhàng.
- Giọng điệu tâm tình trong thể thơ 5 tiếng thật thiết tha. Nhịp thơ thay đổi linh hoạt khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, lúc lại ngân nga dạt dào cảm xúc, khi thì sâu lắng biểu hiện sự suy tư.
- Bài thơ xây dựng hình ảnh “ánh trăng” đi từ cụ thể đến khái quát trở thành biểu tượng để mọi người suy ngẫm: Trăng là thiên nhiên nghĩa tình, là quần chúng nhân dân, là đồng đội đồng chí đã hy sinh, là quá khứ nguyên vẹn, thủy chung; cái “giật mình ” kết thúc bài thơ mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là cái giật mình của sự thức tỉnh.
- Cả bài chữ đầu dòng không viết hoa, không chấm, phẩy nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng trong từng khổ thơ và cả bài thơ.
- Từ kết cấu đến giọng điệu đều có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, có sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm.
L Đ 2: Cái đẹp: Bài thơ gợi lên những ý tứ sâu xa, là bài học của sự thức tỉnh bao người.
- Từ một câu chuyện riêng , bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quach Quoc Dung
Dung lượng: 38,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)