Đề thi HSG Ngữ Văn 9

Chia sẻ bởi Triệu Đức Lâm | Ngày 12/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Ngữ Văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)



Câu 1: (3,0 điểm)
Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ ấy ?
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích giá trị, ý nghĩa (cả về nghệ thuật và nội dung) của chi tiết cái bóng trong truyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Câu 3: (12 điểm)
Nét đặc sắc của hình tượng người chiến sỹ trong hai bài thơ: “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)



















ĐÁP ÁN
Câu 1. (3 điểm)
- Chép đúng, đủ 4 câu thơ sau:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Yêu cầu học sinh biết viết một đoạn văn và nêu được cái ý cơ bản sau:
- Bằng biện pháp tu từ nhân hóa, những hình ảnh giàu sức biểu cảm, cách nói giảm 4 câu thơ khổ cuối bài thơ "Sang thu" (Hữu Thỉnh) đã thể hiện cảm nhận về sự biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa cuối hạ sang đầu thu. Những yếu tố về thời tiết (nắng, mưa, sấm) được phát hiện trong những biến đổi tinh vi (vẫn còn, vơi dần, bớt).
- Đoạn thơ còn có nghĩa ẩn dụ: Khẳng định sức sống mãnh liệt của tâm hồn con người. Dù tuổi đã “sang thu” nhưng vẫn còn rạo rực, nồng nàn tình cảm trước thiên nhiên cuộc đời. "Sấm" là những vang động, "hàng cây đứng tuổi" là hình ảnh con người từng trải bình tĩnh đón nhận những tác động bất thường của cuộc sống trong sự lạc quan tin yêu.
+ Thang điểm:
Điểm 3: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo cảm thụ riêng biệt, có thề có một vài sai sót nhỏ.
+ Điểm 2: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết chưa sâu sắc, còn sai sót một vài lỗi nhỏ.
+ Điểm 1: Bài viết còn thiếu ý, diễn đạt còn lủng củng.
+ Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung và hình thức.
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích chi tiết cái bóng:
* Về nghệ thuật:
- Chi tiết cái bóng tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn.
- Cái bóng là biểu hiện của tình yêu thương, lòng chung thủy trở thành nguyên nhân trực tiếp của nỗi đau oan khuất, dẫn đến cái chết bi thảm của nhân vật (thắt nút).
- Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương (mở nút).
* Về nội dung: Chi tiết cái bóng làm cho cái chết Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với phụ nữ thêm sâu sắc.
- Phải chăng qua chi tiết cái bóng, tác giả ngầm muốn nói trong xã hội phong kiến thân phận người phụ nữ mong manh và rẻ rúng chẳng khác nào cái bóng trên tường.
* Thang điểm:
- Điểm 5: Bài viết sâu sắc đủ các ý đã nêu trên.
- Điểm 4: Bài viết đủ các ý đã nêu, văn viết chưa sâu sắc, có thể có một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 3: Bài viết còn thiếu ý, còn sai một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 2: Bài viết còn thiếu ý, diễn đạt không rõ ý.
- Điểm 1: Bài viết còn thiếu nhiều ý, diễn đạt lủng củng
- Điểm 0: Bài viết lạc đề, sai cả hình dung, hình thức.
Câu 3: (12 điểm)
I. Yêu cầu:
Học sinh biết viết bài nghị luận văn học (biết đối sánh hai tác phẩm để nhận ra những nét đặc sắc của mỗi bài thơ về hình tượng người chiến sỹ. Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, các ý cần trình bày được:
A. Giới thiệu đề tài người chiến sỹ trong văn học cách mạng Việt Nam (1945-1975) và hai tác phẩm của hai nhà thơ.
B. Nét giống nhau của hai tác phẩm:
- Hình ảnh người chiến sỹ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Triệu Đức Lâm
Dung lượng: 81,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)