đề thi hsg ngữ văn 9 2015 -2016
Chia sẻ bởi Tống Hoàng Linh |
Ngày 12/10/2018 |
65
Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg ngữ văn 9 2015 -2016 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TH – THCS BÃI THƠM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
*** NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 : ( 2 điểm )
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải nghĩa từ “Vàng” trong các cụm từ sau:
Củ nghệ vàng
Quả bóng vàng
Tấm lòng vàng
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Câu 2 : ( 2 điểm )
a. Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ sau đây; giải thích ngắn gọn nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ :
1. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
2. Đánh trống lảng.
3. Hứa hươu hứa vượn.
4. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
b. Đặt câu hoàn chỉnh với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên.
Câu 3: ( 4 điểm):
Vẻ đẹp của hai câu thơ Kiều:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
( Cảnh ngày xuân – SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
Câu 4: ( 12 điểm):
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm:
Câu 1 : ( 2 điểm )
Củ nghệ vàng: Vàng- Chỉ màu sắc vàng của củ nghệ ( 0,5 đ)
Quả bóng vàng: Vừa chỉ màu vàng của quả bóng, vừa chỉ chất liệu làm ra quả bóng, vừa chỉ đặc điểm quý của biểu tượng được dùng làm phần thưởng ở lĩnh vực bóng đá (Có biểu tượng quả bóng vàng) ( 0,5 đ)
Tấm lòng vàng: Vàng ở đây chỉ tấm lòng cao quý, cao cả... ( 0,5 đ)
Ông lão đánh cá và con cá vàng: Vàng ở đây vừa chỉ màu sắc (cá màu vàng). Nhưng nghĩa chính là cá quý, cá thần ( 0,5 đ)
Câu 2 : ( 2 điểm )
a. Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ; giải thích ngắn gọn nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ: (1 điểm)
- Phân loại: (0,25 điểm)
+ Thành ngữ: 2 - 3
+ Tục ngữ: 1 - 4
* Cho điểm: Sai bất cứ tổ hợp từ nào cũng không cho điểm.
- Giải thích: (0,75 điểm)
1. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: Đi đây đi đó thì có thể học hỏi, mở rộng hiểu biết.
2. Đánh trống lảng: Lảng ra, né tránh, không muốn đề cập đến một chuyện, một việc nào đó.
3. Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lòng nhưng không thực hiện lời đã hứa.
4. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần người xấu thì nhiễm thói xấu, gần người tốt thì học tính tốt.
* Cho điểm:
+ Đúng 4 tổ hợp từ: 0,75 điểm
+ Đúng 3 tổ hợp từ: 0,5 điểm
+ Đúng 1-2 tổ hợp từ: 0,25 điểm
b. Đặt câu hoàn chỉnh (về ngữ nghĩa và ngữ pháp) với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên, mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. (1 điểm)
Câu 3: ( 4 điểm):
Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, cụ thể là cảm nhận về vẻ đẹp của hai câu thơ. Trình bày gọn gàng, bố cục mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt tốt.
Về nội dung: Học sinh biết đặt các câu thơ trong mối quan hệ với toàn bài để phân tích, trình bày được các cảm nhận về:
Ngôn ngữ “thuần Nôm” cực kì trong sáng (0,5 đ)
Vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, tươi mới, tràn trề sức sống của mùa xuân đã lan tỏa, thấm sâu khắp không gian từ mặt đất, bầu trời
*** NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 : ( 2 điểm )
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải nghĩa từ “Vàng” trong các cụm từ sau:
Củ nghệ vàng
Quả bóng vàng
Tấm lòng vàng
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Câu 2 : ( 2 điểm )
a. Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ sau đây; giải thích ngắn gọn nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ :
1. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
2. Đánh trống lảng.
3. Hứa hươu hứa vượn.
4. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
b. Đặt câu hoàn chỉnh với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên.
Câu 3: ( 4 điểm):
Vẻ đẹp của hai câu thơ Kiều:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
( Cảnh ngày xuân – SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
Câu 4: ( 12 điểm):
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm:
Câu 1 : ( 2 điểm )
Củ nghệ vàng: Vàng- Chỉ màu sắc vàng của củ nghệ ( 0,5 đ)
Quả bóng vàng: Vừa chỉ màu vàng của quả bóng, vừa chỉ chất liệu làm ra quả bóng, vừa chỉ đặc điểm quý của biểu tượng được dùng làm phần thưởng ở lĩnh vực bóng đá (Có biểu tượng quả bóng vàng) ( 0,5 đ)
Tấm lòng vàng: Vàng ở đây chỉ tấm lòng cao quý, cao cả... ( 0,5 đ)
Ông lão đánh cá và con cá vàng: Vàng ở đây vừa chỉ màu sắc (cá màu vàng). Nhưng nghĩa chính là cá quý, cá thần ( 0,5 đ)
Câu 2 : ( 2 điểm )
a. Phân loại thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ; giải thích ngắn gọn nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ: (1 điểm)
- Phân loại: (0,25 điểm)
+ Thành ngữ: 2 - 3
+ Tục ngữ: 1 - 4
* Cho điểm: Sai bất cứ tổ hợp từ nào cũng không cho điểm.
- Giải thích: (0,75 điểm)
1. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: Đi đây đi đó thì có thể học hỏi, mở rộng hiểu biết.
2. Đánh trống lảng: Lảng ra, né tránh, không muốn đề cập đến một chuyện, một việc nào đó.
3. Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lòng nhưng không thực hiện lời đã hứa.
4. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần người xấu thì nhiễm thói xấu, gần người tốt thì học tính tốt.
* Cho điểm:
+ Đúng 4 tổ hợp từ: 0,75 điểm
+ Đúng 3 tổ hợp từ: 0,5 điểm
+ Đúng 1-2 tổ hợp từ: 0,25 điểm
b. Đặt câu hoàn chỉnh (về ngữ nghĩa và ngữ pháp) với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên, mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. (1 điểm)
Câu 3: ( 4 điểm):
Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, cụ thể là cảm nhận về vẻ đẹp của hai câu thơ. Trình bày gọn gàng, bố cục mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt tốt.
Về nội dung: Học sinh biết đặt các câu thơ trong mối quan hệ với toàn bài để phân tích, trình bày được các cảm nhận về:
Ngôn ngữ “thuần Nôm” cực kì trong sáng (0,5 đ)
Vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, tươi mới, tràn trề sức sống của mùa xuân đã lan tỏa, thấm sâu khắp không gian từ mặt đất, bầu trời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tống Hoàng Linh
Dung lượng: 21,99KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)