ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN 9 2007-2008

Chia sẻ bởi Bùi Văn Út | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN 9 2007-2008 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
( Thời gian: 120 phút )
-*-

Câu 1: ( 1 điểm) Đặc điểm nổi bật của thể loại truyền kỳ?
Câu 2: ( 2 điểm) Các nhân vật trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đều không có tên riêng. Theo em, đó có phải là một dụng ý của nhà văn ?
Câu 3: ( 5 điểm) “… Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
( Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
Hãy phân tích đoạn thơ trên.
Câu 4: (12 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy ?


(((





























ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9

Câu 1: ( 1 điểm).
Đặc điểm nổi bật của thể loại truyền kì: Có sự đan xen giữa yếu tố có thật và yếu tố hoang đường
Câu 2: (2 điểm)
Các nhân vật trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đều không có tên riêng. Phải chăng đó chính là dụng ý của tác giả? Nhà văn muốn viết về những con người vô danh. Họ từ những vùng đất khác nhau, làm những công việc khác nhau, nhưng gặp nhau ở một điểm: lặng lẽ cống hiến cho đất nước
Câu 3: (5 điểm)
Đoạn thơ tả cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Cảnh vật được cảm nhận qua tâm trạng:
+ Cảnh: chiều tà, tan hội, nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân thơ thẩn, dòng nước uốn quanh…không khí rộn ràng nhộn nhịp không còn.
+ Tâm trạng: bần thần, nuối tiếc, bâng khuâng, xao xuyến về ngày xuân đã qua.
+ Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình đặc sắc, sử dụng từ láy tài tình: “ tà tà”, “ thanh thanh” “ nao nao”, không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người.
Câu 4: (12 điểm)
Yêu cầu chung:
Học sinh biết cách trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình sau khi học xong bài thơ.
Bài viết có bố cục rõ ràng.
Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp.
Yêu cầu cụ thể:
Bài viết có các ý sau:
Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời đoạn thơ ( 0,5 điểm)
Nêu được cảm nhận chung của bài thơ ( 0,5 điểm)
Cảm nhận cụ thể: ( 9 điểm)
+ Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể ( 3 khổ đầu), khi thiết tha cảm xúc ( khổ 5), lúc trầm lắng biểu hiện suy tư ( khổ cuối).
Hình ảnh “ vầng trăng”, “ ánh trăng” giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Nội dung: Bài thơ trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm của nhà thơ và từ tâm trạng riêng , tiếng thơ của ông như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở: Hãy sống ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ, “ uống nước nhớ nguồn”
+ Suy nghĩ của hs ( hs tự liên hệ - 2 điểm)
- Thực tế ( 1 điểm)
- Bản thân: không nên sống vô tình với quá khứ, phải thuỷ chung, ân tình với bạn bè, với nhân dân, với những điều tốt đẹp trong quá khữ của dân tộc, của quê hương, đất nước; không “ có mới nới cũ” ( 1 điểm)
(((
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Út
Dung lượng: 32,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)