Đề thi HSG ngữ văn 8 năm học 2013-2014

Chia sẻ bởi Ngô Dương Khôi | Ngày 11/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG ngữ văn 8 năm học 2013-2014 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC GIỎI NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 8
THỜI GIAN: 120 Phút (không kể thời gian giao đề)
Đề:
Câu 1: (2đ) Em hãy cho biết công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép? Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích các loại dấu này trong đoạn văn đó?
Câu 2: (2.5đ)Hãy chép lại bài thơ Khi con tu hú và cho biết tên tác giả?
Câu 3: (2đ)Em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật?
Câu 4: (2đ)Thế nào là bố cục của văn bản?
Câu 5: (1.5đ)Em hãy cho biết vì sao văn bản Chiếc dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
Câu 6(10đ) Thuyết minh các đặc điểm của truyện ngắn qua truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.




























Đáp án
Câu 1
*Dấu hai chấm dùng để:
Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó;
Đánh dấu(báo trước) lời dẫn trực tiếp(dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). (0,5 điểm)
*Dấu ngoặc kép dùng để:
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.(0,5 điểm)
Viết đoạn văn có nội dung thích hợp không sai lỗi chính tả, câu, dấu câu…(0,5 diểm)
Giải tích được dấu hai chấm và dấu ngoặc kép đã được sử dụng trong đoạn văn.(0,5 điểm)

Câu 2.
KHI CON TU HÚ
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ….
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (2đ)
Tác giả Tố Hữu (0.5đ)
.Câu 3:
Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, dâu, bao giờ, bao nhiêu, à,ư,hả, chứ, (có)… không, (đã) ….chưa,….) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn)
Chức năng chính là dùng để hỏi.
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.(0.5)
Câu cầu khiến:
Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,…đi, thôi, nào,….hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..
Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, những khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.(0.5đ)
Câu cảm thán
Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,… dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.(0.5đ)
Cậu trần thuật
Cậu trần thuật là câu không có đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả…
Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,….(vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.(0.5đ)
Câu 4:
Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. phần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Dương Khôi
Dung lượng: 39,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)