Đề thi HSG Ngữ văn 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Minh |
Ngày 11/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Ngữ văn 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
phòng giáo dục và đào tạo huyện tiên yên
đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 8
năm học 2011- 2012
đề thi chính thức
Chữ kí giám thị 1
………………….
Chữ kí giám thị 2
…………………..
Môn: NGỮ VĂN
Ngày thi: 18/4/2012
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi này có 01 trang)
Câu 1: (2,0 điểm).
Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(trích “Quê hương” - Tế Hanh)
Câu 2: (8,0 điểm).
a) Em hiểu gì về phẩm chất người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam qua các văn bản: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ?(2,5 điểm).
b) Viết một đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác Hồ (trong văn bản “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh) có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân câu cảm thán đó (5,5 điểm).
Câu 3: (10,0 điểm).
Kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi “Đó là kiệt tác của bác Bơ-men”. Theo em Chiếc lá cuối cùng ấy có phải là một kiệt tác không? Hãy chứng minh.
...........................Hết...........................
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN TIÊN YÊN
ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Ngữ văn lớp 8
Năm học: 2011 - 2012
Câu
Nội dung
Điểm
1
Chỉ được biện pháp tu từ trong 2 câu thơ: so sánh và nhân hóa.
Phân tích giá trị:
- Sự so sánh liên tưởng độc đáo của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc hiện lên với vẻ đẹp bất ngờ, lãng mạn, thơ mộng, lớn lao và thiêng liêng hơn. Cánh buồm đã trở thành biểu tượng của linh hồn làng chài, quê hương của Tế Hanh.
- Nhờ có các biện pháp ấy mà nhà thơ Tế Hanh đã vẽ được chính xác cái hình và cản nhận tinh tế cái hồn của sự vật.
0,5
1,0
0,5
2
a) Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ - người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình.
HS đảm bảo các yêu cầu sau:
* Về kĩ năng: (1,0 điểm).
- Viết đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ. Đúng thể thức của đoạn văn.
- Đảm bảo đúng số lượng câu theo quy định.
- Văn phong lưu loát. Ít sai lỗi câu từ, chính tả .
* Về nội dung: (4,5 điểm)
- Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù, mọi thứ đều thiếu thốn, bị đọa đầy cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy không làm Bác vướng bận, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, thèm được tận hưởng ánh trăng. Với tư thế “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”, người chiến sĩ cách mạng đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng, để giao hòa với trăng.
- Đó là một cuộc vượt ngục về tinh thần, cho thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ cách mạng. Vượt trên xiềng xích, đói rét... của chế độ nhà tù, người chiến sĩ cách mạng vẫn để tâm hồn mình bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm.
- Bài thơ Ngắm trăng cho ta thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, một biểu hiện của tinh thần thép, là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
- Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và gạch chân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Minh
Dung lượng: 57,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)