Đề thi HSG Ngữ văn

Chia sẻ bởi Trần Văn Quang | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Ngữ văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học : 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài 150 phút)


Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
( Bằng Việt – Bếp lửa).
Vận dụng kiến thức đã học về các phương châm hội thoại, hãy cho biết trong trường hợp trên, người bài đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Hãy giải thích tại sao trong trường hợp này bà lại vi phạm phương châm hội thoại

Câu 2: (6 điểm) Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của các chi tiết hoang đường kỳ ảo trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ.

Câu 3: (10 điểm) Nhận xét về bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Ánh trăng như một lời tự nhắc nhở về những năm thánh gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ”.
Qua việc phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

HẾT







Họ và tên học sinh: …………………………………… Chữ ký của giám thị 1:……………………….
Số báo danh: …………………………….. Chữ ký của giám thị 2:……………………….

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học : 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài 150 phút)


Câu 1: (4 điểm) Đọc doạn thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu nội cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Vận dụng kiến thức dã học về từ láy, hãy phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ trên.
Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu theo cách diễn dịch trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp, chỉ ra phần dẫn trực tiếp mà em đã sử dụng.

Câu 2: (6 điểm) Trình bày cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi cho đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Bằng Việt – Bếp lửa)

Câu 3: (10 điểm) Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của anh Sáu và bé Thu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Em hày phân tích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ nhận định trên.

HẾT








Họ và tên học sinh: …………………………………… Chữ ký của giám thị 1:……………………….
Số báo danh: …………………………….. Chữ ký của giám thị 2:……………………….
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Quang
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)