ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN

Chia sẻ bởi Phạm Trung Thành | Ngày 12/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn: Ngữ văn
Năm học: 2015 – 2016
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 ( 4 điểm):
Phát hiện vẻ đẹp của câu thơ sau trong truyện Kiều của Nguyễn Du thông qua việc tìm hiểu giá trị biểu cảm của từ được in đậm:
Trước lầu Ngưng bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Câu 2( 6 điểm):
  "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"
                                                          ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Viết bài văn ngắn khoảng 2 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3 ( 10 điểm):
Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.















HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 9
Môn: Ngữ văn
Năm học: 2015-2016


Câu 1 ( 4 điểm):
- Tấm dùng để chỉ đơn vị một số vật có mặt phẳng, mỏng và dài như tấm gỗ, tấm vải, tấm ảnh…; dùng để chỉ những vật nhỏ bé, hoặc không đáng giá bao nhiêu nhưng được trân trọng như tấm áo manh quần, đồng quà tấm bánh..; dùng để chỉ cá nhân hay tình cảm trân trọng như tấm thân, tấm chống, tấm lòng…
- Nguyễn Du quả là thi tài có vốn ngôn ngữ, có tầm hiểu biết sâu rộng chọn dùng từ tấm trăng cho câu thơ. Vì sao tác giả không dùng từ mảnh trăng, vầng trăng? Bởi nếu dùng những từ đó trong hoàn cảnh lúc này trăng trở nên xa lạ, xa xôi thì Kiều càng thấy buồn, cô đơn, cô độc hơn. Xung quanh Kiều là một không gian mênh mông: non xa, bốn bề bát ngát cồn cát, bụi hồng, nhìn lên chỉ có tấm trăng gần ở chung. Trong mắt Kiều trăng không phải là một vật thể kì vĩ, xa lạ của tự nhiên mà trái lại như một vật nhỏ bé, như tấm thân, tấm lòng, tấm tình, một người bạn thật gần gũi, thân thương, tâm tình, sẻ chia nỗi lòng. Có lẽ lúc này chỉ có trăng mới hiểu nỗi cô đơn, nỗi bẽ bàng, sợ hãi của Kiều. Con hơn thế, trăng từng là người chứng giám cho đêm thề nguyền của Kiều và Kim Trọng:
“ Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”
- Cho nên giờ đây trăng không chỉ là bạn, người thân gần nhất, trăng còn gợi nhớ kỉ niệm thiêng liêng, còn là hình bóng chàng Kim.
- Cách dùng từ thật giản dị nhưng thật đắt giá, có giá trị biểu đạt cao, giàu sức gợi hình, gợi cảm lằm vơi đi, giảm đi nỗi cô đơn, cô quạnh của Kiều.
- Chứng tỏ Nguyễn Du không chỉ hiểu sâu sắc nội tâm nhân vật mà còn rất tài tình trong việc kết nối, giao thoa giữa cảnh và tình, trong việc dùng ngôn ngữ chính xác, hợp văn cảnh.
Đây là một trong những phương diện thành công làm nên kiệt tác truyện Kiều.
Biểu điểm:
Điểm 3,5- 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
Điểm 2,5- 3: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công các thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt.
Điểm 1,5- 2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, lập luận chưa chăt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 0,5- 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được ½ yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 0: để giấy trắng.
Câu 2 ( 6 điểm).
a. Về kĩ năng( 1 điểm)
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội, kết hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh.
- Viết đủ và rõ bố cục; luận điểm đúng đắn, rõ ràng, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát.
b. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
* Nêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trung Thành
Dung lượng: 61,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)