Đề thi HSG năm học 2011-2012 cấp huyện
Chia sẻ bởi Trần Vũ Quốc Việt |
Ngày 12/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG năm học 2011-2012 cấp huyện thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
HUYỆN M’DRĂK Năm học: 2011 - 2012
Môn thi : Ngữ văn lớp 9
Ngày thi : 22/02/2012
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
______________________________
Câu 1 (6 điểm):
Em hãy phân tích nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong những câu thơ sau:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
(Ca dao)
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2 (4 điểm):
Phân tích nét độc đáo nhưng sâu sắc trong nhan đề bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Câu 3 (10 điểm):
Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
(Trịnh Công Sơn)
Em hãy tìm câu trả lời trong các văn bản “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
..................HẾT..................
Họ tên thí sinh :………………………………SBD……………..
Giám thị 1 Giám thị 2
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
HUYỆN M’DRĂK BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1 (6 điểm): Yêu cầu: Hs viết một đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, viết có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Đây là những cặp thơ lục bát thuộc loại tuyệt bút trong việc tả cảnh thiên nhiên và biểu hiện tình cảm con người. (1 đ).
- Cặp lục bát của người nghệ sĩ dân gian chỉ bằng mấy nét chấm phá đã làm hiển hiện vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của cảnh tát nước đêm trăng. Mấy chữ “múc ánh trăng vàng” khiến cả không gian, thời gian, nhân vật, công việc tát nước thấm đẫm trăng vàng. Bài ca lao động hoà quyện vào bài ca giao duyên, tình yêu thiên nhiên, yêu làng quê… (2.5 đ).
- Cặp lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã vẽ ra bức tranh thu kì thú, mơ màng thần tiên. Nước thu trong lặng, phản chiếu trời mây, sương khói núi non và nắng vàng thu. Câu thơ tĩnh mà động. Hàm ẩn trong đó cả tâm trạng khấp khởi, vui sướng của Thúc Sinh khi được trở lại Lâm Tri với Thuý Kiều vì tưởng rằng mình đã lừa được Hoạn Thư. (2.5 đ).
Câu 2 (4 điểm): Yêu cầu hs làm được những ý cơ bản sau:
-Bài thơ có cái tên khá dài nhưng lạ và độc đáo, gây ấn tượng cho người đọc. Nhan đề làm nổi bật hình ảnh toàn bài thơ: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. (2 đ).
-Nhan đề bài thơ thêm hai chữ “bài thơ” thoạt nghe có vẻ như thừa nhưng đó là chủ ý của tác giả. Hai chữ ấy cho ta thấy rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh mà chủ yếu Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. (2 đ).
Câu 3 (10 điểm):
A/ Yêu cầu chung:
Trên cơ sở nội dung các văn bản đã cho (Ánh trăng của Nguyễn Duy, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long), dựa vào gợi ý trong trong lời dẫn (lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) để hiểu bản chất vấn đề: về tình cảm, thái độ sống tích cực của mỗi con người và ý nghĩa, giá trị của những tình cảm, thái độ đó đối với cuộc sống.
B/ Yêu cầu cụ thể:
a/ Về nội dung, kiến thức:
Hs cơ bản phải nêu được những ý sau:
1.Con người sống trên cuộc đời cần có một tấm lòng:
-Khao khát sống có ích cho mọi người, cho xã hội, sẵn sàng đem sức lực của mình để cống hiến cho cuộc đời, cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Vũ Quốc Việt
Dung lượng: 49,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)