Đề thi HSG môn Vật lý 9-Đề 3

Chia sẻ bởi Võ Minh Hôn | Ngày 14/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG môn Vật lý 9-Đề 3 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


MÔN: VẬT LÝ 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Lúc 7 giờ một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ cách anh ta 10km. Cả hai chuyển động đều với các vận tốc 12 km/h và 4 km/h. Tìm vị trí và thời điểm người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ
Câu 2. (2điểm)
Một khối gỗ hình hộp đáy vuông, chiều cao h=19cm, nhỏ hơn cạnh đáy. Khối gỗ được thả trong một bình nước, tính phần cao nhô lên khỏi mặt nước.
Biết khối lượng riêng của gỗ là 880kg/m3, của nước là 1000kg/m3.
Câu 3: (2 điểm)
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 100g chứa 400g nước ở nhiệt độ 10oC. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng 200g được nung nóng tới nhiệt độ 120oC. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống là 14oC. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim.
Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg.K , nước 4200J/Kg.K, thiếc là 230J/Kg.k
Câu 4: (2 điềm)
Cho mạch điện như hình vẽ.
Biết Ro=16  ; Khi di chuyển con chạy C thấy có 2 giá trị khác nhaucủa biến trở là R1; R2 làm công suất rên biến trở ở 2 trường hợp bằng nhau. Tính R1 và R2 ? Biết R1 =4R2.



Câu 5: (2 điềm)
Một ấm bằng nhôm có khối lượng 0,4kg chứa 0,5 lít nước ở 30oC. Để đun sôi nước người ta dùng một bếp điện loại 220V-1100W. Hiệu suất của bếp là 88%. Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K của nước là 4200J/Kg.K, nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,4.106J/Kg.
Bếp dùng ở hiệu điện thế U = 220V, bỏ qua sự tỏa nhiệt của ấm và nước ra môi trường.
Tính thời gian cần để đun sôi nước.
Khi nước bắt đầu sôi, nếu đun thêm 4 phút thì có bao nhiêu phần trăm lượng nước hóa hơi.

--------------- HẾT ---------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: VẬT LÝ 9



Nội dung
Điểm

Câu 1:






Cách 1:
- Gọi s1 là quãng đường người đi xe đạp đi được, s2 là quãng đường mà người đi bộ đi được.
- Quãng đường người đi xe đạp đi được là:
s1 = v1.t
- Quãng đường người đi bộ đi được là:
s2 = v2.t
- Khi người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ:
s1 = s + s2
( v1.t = s + v2.t
( (v1 – v2).t = s
(  =  = 1,25 giờ
Vì xe đạp khởi hành lúc 7 giờ nên thời điểm gặp nhau là: 7 + 1,25 = 8,25 giờ hay 8 giờ 15 phút
Hai xe cách nơi xe đạp xuất phát một đoạn là:
AB = s1 = v1.t = 12. 1,25 = 15 (km)
(Hai xe cách nơi người đi bộ xuất phát một đoạn là: BC = s2 = v2.t = 5km)
Cách 2:
- Gọi s là khoảng cách ban đầu của xe đạp và người đi bộ
- Thời gian xe đạp đuổi kịp người đi bộ:
(  =  = 1,25 giờ
Vì xe đạp khởi hành lúc 7 giờ nên thời điểm gặp nhau là: 7 + 1,25 = 8,25 giờ hay 8 giờ 15 phút
Hai xe cách nơi xe đạp xuất phát một đoạn là:
AB = s1 = v1.t = 12. 1,25 = 15 (km)
(Hai xe cách nơi người đi bộ xuất phát một đoạn là: BC = s2 = v2.t = 5km)











0,125

0,125






1

0,375


0,375



1,25

0,375


0,375

Câu 2 :
Tóm tắt : h = 19cm ;
D1 = 880kg/m3 ( d1 = 8800N/m3
D2 = 1000kg/m3 ( d2 = 10000N/m3
y = ? (cm)
Giải : Gọi x là phần gỗ chìm trong nước, y là phần gỗ nỗi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Hôn
Dung lượng: 119,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)