Đề thi HSG môn Vật Lí
Chia sẻ bởi Trương Đức Khải |
Ngày 14/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG môn Vật Lí thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Bài 1: Một động tử X có vận tốc khi di chuyển là 4m/s. Trên đường di chuyển từ A đến C, động tử này có dừng lại tại điểm E trong thời gian 3s(E cách A một đoạn 20m).Thời gian để X di chuyển từ E đến C là 8s. Khi X bắt đầu di chuyển khỏi E thì gặp một động tử Y đi ngược chiều. Động tử Y di chuyển tới A thì quay ngay lại C và gặp động tử X tại C(Y khi di chuyển không thay đổi vận tốc). a. Tính vận tốc của động tử Y b. Vẽ đồ thị thể hiện các chuyển động trên ( trục hoành chỉ thời gian; trục tung chỉ quãng đường)
Bài 2: Một người có thể đi từ A đến B theo 4 cách sau: a. Đi tàu điện. Trên đường có 1 trạm nghỉ C. Chuyến nào tàu cũng nghỉ ở đó 0.5 giờ. b. Đi bộ. Nếu cùng khởi hành 1 lúc với tàu thì tàu đến B, người ấy còn cách B 1km. c. Đi bộ, cùng khởi hành một lúc với tàu. Khi tàu đến trạm C người ấy mới đi được 4km, nhưng vì tàu nghỉ 0.5 giờ nên người ấy đến trạm nghỉ vừa kịp lúc tàu chuyển bánh, và lên tàu đi tiếp về B. d. Đi tàu từ A. Khi tàu đến trạm nghỉ thì người ấy xuống đi bộ về B, và do đó đến B trước tàu 15 phút. Hãy xác định: đoạn đường AB? Vị trí của trạm nghỉ so với A? Vận tốc của tàu và của người? Thời gian đi theo mỗi cách?
Bài 3: Có hai bạn, một nam và một nữ , tham gia vào một trò chơi phối hợp như sau. Hai bạn cùng xuất phát từ vị trí A Bạn nữ chạy theo đường AB song song với bờ sông xy, bạn nam chạy ra bờ sông múc một xô nước rồi chạy về đích B. Biết hai bạn đến C cùng một lúc và thời gian bạn nam chạy đi múc nước và thời gian chạy về trao cho bạn nữ là bằng nhau. Tính đoạn đường AC và thời gian bạn nữ chạy từ A đến B. Cho vận tốc của bạn nam và bạn nũ lúc không xách nước lần lượt là v1= 4,00m/s và v2=2,00m/s; vận tốc của bạn nam và bạn nữ lúc xách nước lần lượt là v1’=2,53m/s và v2’=1,00m/s; khoảng cách AB=100m và AB cách bờ sông xy một đoạn h=30m. Bỏ qua thời gian múc nước, trao và nhận xô nước.
Bài 4: Một khối hộp trọng lượng P=1000N được đặt nằm ngang trong một hồ nước, mặt trên của khối hộp ngang với mặt nước. Khối hộp có chiều cao là h=0.6m, tiết diện là S=0.1m2. Trọng lượng riêng D=10000N/m3. Tác dụng lực F lên khối hộp theo phương thẳng đứng để di chuyển khối hộp thật chậm ra khỏi mặt nước. a) Gọi quãng đường đi của khối hộp là x (0<= x<= h). Chứng minh rằng giá trị của F là một hàm bậc nhất theo x. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi của F theo x. b) Cho biết khi F là hàm bậc nhất của x thì giá trị trung bình của F là Ftb= (F1+F2)/2, F1 và F2 là các giá trị đầu cuối của F. Tìm công của lực kéo F khi di chuyển khối hộp ra khỏi mặt nước.
Bài 5: Con kiến A tha một hạt đường, chuyển động thẳng đều về tổ O với vận tốc v= 0,5 cm/s. Khi A còn cách tổ đoạn l=1,2 m, con kiến B khởi hành tư tổ O chuyển động thẳng đều đến gặp A với vận tốc v1=2 cm/s. Khi vừa gặp A, B lập tức quay về tổ với vận tốc v2= 1cm/s. Cứ như thế, B liên tục chuyển động từ O đến gặp A rồi quay về O với các vận tốc tương ứng là 2 cm/s và 1 cm/s cho đến khi A về đến O. Gọi tổng thời gian B đi từ O đến gặp A là t1, tổng thời gian B đi từ vị trí gặp A về O là t2. a) Tính tỉ số t2/t1 b) Tính chiều dài quãng đường tổng cộng mà B đã đi được
Bài 5: Một hồ nước nuôi cá ở nhiệt độ t0 = 15oC Nhiệt độ môi trường là t1 = 25oC để duy trì nhiệt độ hồ, người ta dẫn một ống dẫn nước có lượng nước chảy qua là delta m =4g/s ở nhiệt độ t2 = 10oC Biết nhiệt lượng trao đổi giữa môi trường và nước tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa môi trường và
Bài 2: Một người có thể đi từ A đến B theo 4 cách sau: a. Đi tàu điện. Trên đường có 1 trạm nghỉ C. Chuyến nào tàu cũng nghỉ ở đó 0.5 giờ. b. Đi bộ. Nếu cùng khởi hành 1 lúc với tàu thì tàu đến B, người ấy còn cách B 1km. c. Đi bộ, cùng khởi hành một lúc với tàu. Khi tàu đến trạm C người ấy mới đi được 4km, nhưng vì tàu nghỉ 0.5 giờ nên người ấy đến trạm nghỉ vừa kịp lúc tàu chuyển bánh, và lên tàu đi tiếp về B. d. Đi tàu từ A. Khi tàu đến trạm nghỉ thì người ấy xuống đi bộ về B, và do đó đến B trước tàu 15 phút. Hãy xác định: đoạn đường AB? Vị trí của trạm nghỉ so với A? Vận tốc của tàu và của người? Thời gian đi theo mỗi cách?
Bài 3: Có hai bạn, một nam và một nữ , tham gia vào một trò chơi phối hợp như sau. Hai bạn cùng xuất phát từ vị trí A Bạn nữ chạy theo đường AB song song với bờ sông xy, bạn nam chạy ra bờ sông múc một xô nước rồi chạy về đích B. Biết hai bạn đến C cùng một lúc và thời gian bạn nam chạy đi múc nước và thời gian chạy về trao cho bạn nữ là bằng nhau. Tính đoạn đường AC và thời gian bạn nữ chạy từ A đến B. Cho vận tốc của bạn nam và bạn nũ lúc không xách nước lần lượt là v1= 4,00m/s và v2=2,00m/s; vận tốc của bạn nam và bạn nữ lúc xách nước lần lượt là v1’=2,53m/s và v2’=1,00m/s; khoảng cách AB=100m và AB cách bờ sông xy một đoạn h=30m. Bỏ qua thời gian múc nước, trao và nhận xô nước.
Bài 4: Một khối hộp trọng lượng P=1000N được đặt nằm ngang trong một hồ nước, mặt trên của khối hộp ngang với mặt nước. Khối hộp có chiều cao là h=0.6m, tiết diện là S=0.1m2. Trọng lượng riêng D=10000N/m3. Tác dụng lực F lên khối hộp theo phương thẳng đứng để di chuyển khối hộp thật chậm ra khỏi mặt nước. a) Gọi quãng đường đi của khối hộp là x (0<= x<= h). Chứng minh rằng giá trị của F là một hàm bậc nhất theo x. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi của F theo x. b) Cho biết khi F là hàm bậc nhất của x thì giá trị trung bình của F là Ftb= (F1+F2)/2, F1 và F2 là các giá trị đầu cuối của F. Tìm công của lực kéo F khi di chuyển khối hộp ra khỏi mặt nước.
Bài 5: Con kiến A tha một hạt đường, chuyển động thẳng đều về tổ O với vận tốc v= 0,5 cm/s. Khi A còn cách tổ đoạn l=1,2 m, con kiến B khởi hành tư tổ O chuyển động thẳng đều đến gặp A với vận tốc v1=2 cm/s. Khi vừa gặp A, B lập tức quay về tổ với vận tốc v2= 1cm/s. Cứ như thế, B liên tục chuyển động từ O đến gặp A rồi quay về O với các vận tốc tương ứng là 2 cm/s và 1 cm/s cho đến khi A về đến O. Gọi tổng thời gian B đi từ O đến gặp A là t1, tổng thời gian B đi từ vị trí gặp A về O là t2. a) Tính tỉ số t2/t1 b) Tính chiều dài quãng đường tổng cộng mà B đã đi được
Bài 5: Một hồ nước nuôi cá ở nhiệt độ t0 = 15oC Nhiệt độ môi trường là t1 = 25oC để duy trì nhiệt độ hồ, người ta dẫn một ống dẫn nước có lượng nước chảy qua là delta m =4g/s ở nhiệt độ t2 = 10oC Biết nhiệt lượng trao đổi giữa môi trường và nước tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa môi trường và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Đức Khải
Dung lượng: 15,22KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)