đề thi hsg môn văn (có đáp án)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ý | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg môn văn (có đáp án) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD-ĐT Gò Dầu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM
Trường THCS Thạnh Đức Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN –THCS(NĂM 2011-2012)
Thời gian:150 phút( không kể thời gian phát đề)

Câu1(6 điểm ) Vận dụng kiến thức về phép tu từ để phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ trong đoạn thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viễn Phương-Viếng Lăng Bác)

Câu 2: (14 điểm)Khi bàn đến ngôn ngữ “Truyện Kiều”, Hoài Thanh có viết:
“ Người đọc xưa nay vẫn xem “Truyện Kiều “ như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tý gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung”
Anh chị hiểu ý kiến trên thế nào ? Dựa vào “Truyện Kiều” hãy làm rõ tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du và lí giải vì sao Nguyễn Du có được những thành tựu ấy.




















Phòng GD-ĐT Gò Dầu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM
Trường THCS Thạnh Đức Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN –THCS

Câu1: 6 điểm
- Yêu cầu: viết thành bài văn ngắn hoàn chỉnh vớic các nội dung cơ bản
Mở bài: giới thiệu đoạn thơ ( tùy vào từng cách học sinh giới thiệu)
Thân bài :
- Các biện pháp nghệ thuật giá trị ngôn ngữ cần phân tích +Điệp từ” nhà ngày” thể hiện sự thường xuyên +Ẩn dụ: mặt trời trong lăng: ca ngợi sự vĩ đại, bất diệt, công ơn to lớn của người là đem nguồn sáng về cho dân tộc
- Tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân biểu tượng cho thành quả cách mạng và tình cảm của người dân Việt Nam dâng lên Bác
- Tác dụng: hình ảnh Bác hiện lên cao đẹp vĩ đại tình cảm và những chiến công của người dân dâng lên bác nhiều đẹp thiêng liêng cao quý
Kết bài: khằng định giá trị: nhờ vào nưng biện pháp tu từ và sự hoạt động ngôn ngữ mà đoạn thơ biểu đạt đầy đủ hơn cảm xúc yêu thương ngợi ca Bác của nhà thơ

Cách chấm :
-Bài đạt điểm 5-6: đạt được các yêu cầu trên, hoc có cách trình bày khác nhưng chỉ ra được các biện pháp và giá trị của biện pháp đó. Không mắc lỗi hành văn, lời văn rõ ràng trong sáng
- Bài đạt:4-3: chỉ ra được các ý bài nhưng trình bày còn thiếu liên kết, cứng nhắc, chưa chọn lọc ngôn ngữ trau chuốt , mắc lỗi nhỏ về hành văn
-Bài đạt2-1: Còn trình bày theo kiểu trả lời câu hỏi , chưa thấy giá trị biểu cảm của biện pháp nghệ thuật, mắc lỗi hành văn nhiều

Câu2: 16 điểm . Gợi ý : bài cần có các ý sau

1.Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:
-“Hòn ngọc quý” cơ hồ không thể thay đổi thêm bớt: ngôn ngữ “ Truyện Kiều” đẹp
đến mức hoàn thiện
-“ Một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung”: ngôn ngữ “ Truyện Kiều” phong phú chính xác, sáng tạo, đầy biến hóa.
=>đây là lời đánh giá rất cao về ngôn ngữ “Truyện Kiều” về tài năng Nguyễn Du qua cách diễn đạt giàu hình ảnh bằng nghệ thuật so sánh: Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ
2.Chứng minh tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong Truyện kiều
Truyện kiều có nhiều con người, nhiều sự kiện, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng khác nhau thậm chí đối lập nhau nhưng Nguyễn Du có đầy đủ ngôn ngữ để biểu đạt
Học sinh dẫn chứng qua các mặt +Tả người( Thúy Kiều với Thúy Vân; Mã Giám Sinh với Từ Hải, Kim Trọng…….) +Tả cảnh( buổi sáng và chiều du xuân; cảnh bốn mùa..)( Kiều gặp Đạm Tiên, Kim Trọng..) +Tả tâm trạng +Cả nhưng hình ảnh của “trăng””tiếng đàn” …trong từng hoàn cảnh tình huống
(học sinh dẫn chứng trong các đoạn trích đã học hoặc các đoạn khác trong “ Truyện Kiều”)
3.Lí giải nguyên nhân thành công:
- Kế thừa phát huy những khuynh hướng sáng tạo ngôn ngữ khác biệt như: ngôn ngữ dân gian đặc biệt là thành ngữ tục ngữ, ca dao( d/c). Tiếp nhận ngôn ngữ nước ngoài(thuật ngữ quan niệm của phật giáo , nho giáo,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ý
Dung lượng: 44,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)