De thi HSG mon TV L52011so 3
Chia sẻ bởi Lê Ngọc Phương Trinh |
Ngày 10/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: De thi HSG mon TV L52011so 3 thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
DỰ KIẾN ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 5 - CẤP HUYỆN ( Số 3)
MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài: 80 phút)
Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn văn dưới đây, sau đó hãy chép vào giấy thi ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi bên dưới:
“Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ....Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1: Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
A. Tả màu sắc của mặt biển.
B. Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc mây trời.
C. Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc mây trời và theo buồn vui của con người.
Câu 2: Tác giả miêu tả theo trình tự nào?
A. Theo thứ tự thời gian.
B. Theo thứ tự không gian.
C. Theo những thời điểm khác nhau.
Câu 3: Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ nào để tả?
A. Nghệ thuật so sánh.
B. Nghệ thuật nhân hóa.
C. Cả so sánh và nhân hóa.
Câu 4: Dòng nào có kết hợp của 2 từ đơn?
A. Thay đổi, thẳm xanh, dông gió.
B. Mây trắng, hơi sương, đăm chiêu.
C. Hả hê, buồn vui, gắt gỏng.
Câu 5: Dòng nào gồm toàn tính từ?
A. Xanh thẳm, xám xịt, tẻ nhạt, chắc nịch .
B. Sôi nổi, mơ màng, xám xịt, nặng nề.
C. Giận dữ, đục ngầu, tẻ nhạt, lạnh lùng.
Câu 6: Câu: "Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời" được viết theo mẫu câu nào?
A. Ai là gì ?
B. Ai làm gì ?
C. Ai thế nào ?
Câu 7: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng cách nào để liên kết các câu?
A. Dùng cách lặp từ ngữ.
B. Dùng cách thay thế từ ngữ.
C. Dùng cả hai cách trên.
Câu 8: Đâu là chủ ngữ của câu văn: "Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng." ?
A. Biển.
B. Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng.
C. Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê.
Phần II: BÀI TẬP
Bài 1: Điền vào chỗ trống: Truyện hay chuyện?
Kể .... thì phải trung thành với ..., phải kể đúng với các tình tiết của câu ..., các nhân vật có trong ..... Nhưng đừng biến giờ kể ... thành giờ đọc ....
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Chúng ta bảo vệ những (thành công, thành tích, thành tựu, thành quả) của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b) Các quốc gia phải gánh chịu những ( kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả) của sự ô nhiễm môi trường.
c) Học sinh phải chấp hành (quy chế, nội quy, quy định ) của lớp học.
Bài 3: Đọc đoạn văn sau:
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó , từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
a) Em hãy cho biết mỗi câu văn ở đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép?
b) Chép lại 2 câu văn đó rồi gạch 1 gạch dưới bộ phận trạng ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận chủ ngữ và gạch 3 gạch dưới bộ phận vị ngữ của chúng.
Bài 4: Trong bài thơ “Trong lời mẹ hát” của nhà thơ Trương Nam Hương có đoạn:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy
MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài: 80 phút)
Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn văn dưới đây, sau đó hãy chép vào giấy thi ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi bên dưới:
“Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ....Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1: Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
A. Tả màu sắc của mặt biển.
B. Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc mây trời.
C. Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc mây trời và theo buồn vui của con người.
Câu 2: Tác giả miêu tả theo trình tự nào?
A. Theo thứ tự thời gian.
B. Theo thứ tự không gian.
C. Theo những thời điểm khác nhau.
Câu 3: Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ nào để tả?
A. Nghệ thuật so sánh.
B. Nghệ thuật nhân hóa.
C. Cả so sánh và nhân hóa.
Câu 4: Dòng nào có kết hợp của 2 từ đơn?
A. Thay đổi, thẳm xanh, dông gió.
B. Mây trắng, hơi sương, đăm chiêu.
C. Hả hê, buồn vui, gắt gỏng.
Câu 5: Dòng nào gồm toàn tính từ?
A. Xanh thẳm, xám xịt, tẻ nhạt, chắc nịch .
B. Sôi nổi, mơ màng, xám xịt, nặng nề.
C. Giận dữ, đục ngầu, tẻ nhạt, lạnh lùng.
Câu 6: Câu: "Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời" được viết theo mẫu câu nào?
A. Ai là gì ?
B. Ai làm gì ?
C. Ai thế nào ?
Câu 7: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng cách nào để liên kết các câu?
A. Dùng cách lặp từ ngữ.
B. Dùng cách thay thế từ ngữ.
C. Dùng cả hai cách trên.
Câu 8: Đâu là chủ ngữ của câu văn: "Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng." ?
A. Biển.
B. Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng.
C. Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê.
Phần II: BÀI TẬP
Bài 1: Điền vào chỗ trống: Truyện hay chuyện?
Kể .... thì phải trung thành với ..., phải kể đúng với các tình tiết của câu ..., các nhân vật có trong ..... Nhưng đừng biến giờ kể ... thành giờ đọc ....
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Chúng ta bảo vệ những (thành công, thành tích, thành tựu, thành quả) của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b) Các quốc gia phải gánh chịu những ( kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả) của sự ô nhiễm môi trường.
c) Học sinh phải chấp hành (quy chế, nội quy, quy định ) của lớp học.
Bài 3: Đọc đoạn văn sau:
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó , từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
a) Em hãy cho biết mỗi câu văn ở đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép?
b) Chép lại 2 câu văn đó rồi gạch 1 gạch dưới bộ phận trạng ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận chủ ngữ và gạch 3 gạch dưới bộ phận vị ngữ của chúng.
Bài 4: Trong bài thơ “Trong lời mẹ hát” của nhà thơ Trương Nam Hương có đoạn:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Ngọc Phương Trinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)