Đề thi HSG môn Ngữ văn năm 2015-2016
Chia sẻ bởi Bùi Văn Dự |
Ngày 12/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG môn Ngữ văn năm 2015-2016 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN
NGÀY THI: 24/3/2016
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể phát đề)
PHÂN I: (8 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Sao đã cũ
Trăng thì già
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba!
Con bắt đầu biết yêu thương
Như ba bắt đầu gian khổ
Đêm sinh con hoa quỳnh nở
Một bông hoa trắng xóa hương bay…
Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau mẹ
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt
Đây bàn tay ba rắn chắc
Cho ba ẳm, ba thơm
Thịt xương, hòn máu của ba đây có mùi của mẹ
Ba nhìn sao cũ
Ba nhìn trăng già
Bầu trời thêm một ngôi sao mới
Ngôi sao biết gọi: ba! ba!
(Đặng Việt Ca, Văn nghệ trẻ, số 42, 2003)
1/ Cho biết cảm xúc nào của người cha được bật ra từ bài thơ? Vì sao người cha có cảm xúc đó?
Hãy đặt nhan đề cho bài thơ. (1,5 điểm)
2/ Bài thơ kết thúc bằng các hình ảnh đẹp. Đó là những hình ảnh nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ở đây? Nêu ý nghĩa của các hình ảnh đó. (1,5 điểm)
3/ Nội dung bài thơ gợi lên một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý. Đó là tình cảm gì? Tình cảm nầy gợi em nhớ tới các tác phẩm, của tác giả nào đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8 và 9? (1 điểm)
4/ Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 mặt giấy làm bài) bộc lộ cảm nhận của em về thứ tình cảm thiêng liêng ấy trong các tác phẩm em vừa nhớ (trong đó có sử dụng khởi ngữ và 2 phép liên kết câu rồi chỉ rõ chúng). (4 điểm)
PHẦN II: ( 12 điểm)
Đề: Khát vọng sống cống hiến cho đời trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ./.
HẾT
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN
NGÀY THI: 24/3/2016
PHẦN I: (8 điểm)
1/ HS nêu được:
- Cảm xúc của người cha bật ra từ bài thơ: vui sướng, tự hào về con…(0,5điểm) vì hạnh phúc được làm cha. (0,5 điểm)
- HS có thể đặt nhan đề: Niềm vui làm cha, Hạnh phúc làm cha, Ngôi sao của cha, … (miễn sao nhan đề toát lên được ý nghĩa của bài thơ). (0,5 điểm)
2/ - HS chỉ được các hình ảnh đẹp ở cuối bài: sao cũ, trăng già, ngôi sao mới. (0,5 điểm)
- Xác định đúng biện pháp tu từ từ vựng mà tác giả sử dụng: ẩn dụ. (0,5 điểm)
- Nêu được ý nghĩa của hình ảnh: + Sao cũ, trăng già: những người đã lớn trong gia đình.
(0,25 điểm)
+ Ngôi sao mới: đứa con còn nhỏ. (0,25 điểm)
3/Bài thơ gợi lên một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, đó là tình phụ tử. (0,5 điểm)
- Tình cảm nầy gợi nhớ đến các tác phẩm: Lão Hạc của Nam Cao (lớp 8); Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ( lớp 9); Nói với con của Y Phương (lớp 9). (0,5 điểm)
4/ HS viết bài văn bộc lộ suy nghĩ của mình về tình phụ tử trong 3 tác phẩm vừa nhớ.
a/ Về kĩ năng: viết văn mạch lạc, dùng từ chuẩn xác; bài văn có đủ 3 phần, có sử dụng khởi ngữ và 2 phép liên kết câu đồng thời chỉ rõ chúng.
b/ Về kiến thức: đảm bảo đạt các ý sau:
* Giới thiệu: Tình phụ tử trong đời sống tình cảm cuả mỗi con người.
* Lần lượt nêu suy nghĩ về tình phụ tử trong các tác phẩm:
- Lão Hạc của Nam Cao: Truyện là bài ca về tình cha yêu con vô bờ bến, lão Hạc sẵn sàng nhận lấy cái chết để cấy mầm sống cho con…
CHÂU THÀNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN
NGÀY THI: 24/3/2016
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể phát đề)
PHÂN I: (8 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Sao đã cũ
Trăng thì già
Nhưng tất cả đều trẻ lại
Để con bắt đầu gọi ba!
Con bắt đầu biết yêu thương
Như ba bắt đầu gian khổ
Đêm sinh con hoa quỳnh nở
Một bông hoa trắng xóa hương bay…
Hôm nay con bắt đầu gọi ba
Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau mẹ
Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt
Đây bàn tay ba rắn chắc
Cho ba ẳm, ba thơm
Thịt xương, hòn máu của ba đây có mùi của mẹ
Ba nhìn sao cũ
Ba nhìn trăng già
Bầu trời thêm một ngôi sao mới
Ngôi sao biết gọi: ba! ba!
(Đặng Việt Ca, Văn nghệ trẻ, số 42, 2003)
1/ Cho biết cảm xúc nào của người cha được bật ra từ bài thơ? Vì sao người cha có cảm xúc đó?
Hãy đặt nhan đề cho bài thơ. (1,5 điểm)
2/ Bài thơ kết thúc bằng các hình ảnh đẹp. Đó là những hình ảnh nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ở đây? Nêu ý nghĩa của các hình ảnh đó. (1,5 điểm)
3/ Nội dung bài thơ gợi lên một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý. Đó là tình cảm gì? Tình cảm nầy gợi em nhớ tới các tác phẩm, của tác giả nào đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8 và 9? (1 điểm)
4/ Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 mặt giấy làm bài) bộc lộ cảm nhận của em về thứ tình cảm thiêng liêng ấy trong các tác phẩm em vừa nhớ (trong đó có sử dụng khởi ngữ và 2 phép liên kết câu rồi chỉ rõ chúng). (4 điểm)
PHẦN II: ( 12 điểm)
Đề: Khát vọng sống cống hiến cho đời trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ./.
HẾT
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN
NGÀY THI: 24/3/2016
PHẦN I: (8 điểm)
1/ HS nêu được:
- Cảm xúc của người cha bật ra từ bài thơ: vui sướng, tự hào về con…(0,5điểm) vì hạnh phúc được làm cha. (0,5 điểm)
- HS có thể đặt nhan đề: Niềm vui làm cha, Hạnh phúc làm cha, Ngôi sao của cha, … (miễn sao nhan đề toát lên được ý nghĩa của bài thơ). (0,5 điểm)
2/ - HS chỉ được các hình ảnh đẹp ở cuối bài: sao cũ, trăng già, ngôi sao mới. (0,5 điểm)
- Xác định đúng biện pháp tu từ từ vựng mà tác giả sử dụng: ẩn dụ. (0,5 điểm)
- Nêu được ý nghĩa của hình ảnh: + Sao cũ, trăng già: những người đã lớn trong gia đình.
(0,25 điểm)
+ Ngôi sao mới: đứa con còn nhỏ. (0,25 điểm)
3/Bài thơ gợi lên một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý, đó là tình phụ tử. (0,5 điểm)
- Tình cảm nầy gợi nhớ đến các tác phẩm: Lão Hạc của Nam Cao (lớp 8); Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ( lớp 9); Nói với con của Y Phương (lớp 9). (0,5 điểm)
4/ HS viết bài văn bộc lộ suy nghĩ của mình về tình phụ tử trong 3 tác phẩm vừa nhớ.
a/ Về kĩ năng: viết văn mạch lạc, dùng từ chuẩn xác; bài văn có đủ 3 phần, có sử dụng khởi ngữ và 2 phép liên kết câu đồng thời chỉ rõ chúng.
b/ Về kiến thức: đảm bảo đạt các ý sau:
* Giới thiệu: Tình phụ tử trong đời sống tình cảm cuả mỗi con người.
* Lần lượt nêu suy nghĩ về tình phụ tử trong các tác phẩm:
- Lão Hạc của Nam Cao: Truyện là bài ca về tình cha yêu con vô bờ bến, lão Hạc sẵn sàng nhận lấy cái chết để cấy mầm sống cho con…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Văn Dự
Dung lượng: 60,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)