Đề thi HSG môn Ngữ văn 9 vòng trường NH 2015-2016
Chia sẻ bởi Huỳnh Thanh Tùng |
Ngày 12/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG môn Ngữ văn 9 vòng trường NH 2015-2016 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG, NĂM HỌC: 2015-2016
Đề thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
________________________
Câu 1 (8.0 điểm):
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
“Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 2 (12 đ)
Cảm nhận của em về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ “Đồng chí”(Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật).
HẾT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG, NĂM HỌC: 2015-2016
Hướng dẫn chấm môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
________________________
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Mục đích – Yêu cầu
Điểm
2
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, một quan niệm sống.
b. Yêu cầu:
- Về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.
- Về nội dung kiến thức:
Học sinh cần trình bày các ý sau:
1. Giải thích
+ Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Mầm mống được hiểu là những dấu hiệu, là bài học kinh nghiệm bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó, làm cơ sở giúp ta giành được thành công.
Đây là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, sự dũng cảm đối mặt với khó khăn thách thức cửa cuộc sống.
1,0
2. Bàn luận
- Chứng minh tính đúng đắn: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành công nhưng cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều mức độ khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp (học sinh lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực của cuộc sống để chứng minh, bình luận)
- Nếu gục ngã, buông xuôi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công.
- Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giải pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác.(dẫn chứng)
1,5
3. Giải pháp
- Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có được những thành công cho mình và cho xã hội.
- Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm
- Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
0,5
Câu 2
A. Yêu cầu về hình thức:
- xây dựng bài văn bố cục ba phần rõ ràng .
- Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, bình giảng, so sánh đánh giá, tổng hợp vấn đề. Hệ thống luận điểm phải rõ ràng, chặt chẽ ,lô gic.
- Dùng từ đặt câu chính xác, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
B. Yêu cầu về nội dung:
a. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ hồ trong hai tác phẩm :
* Cảm nhận nét giống nhau về hình tượng người lính của hai tác phẩm:
+ Hình ảnh người chiến sĩ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những người Việt Nam yêu nước.
Đề thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
________________________
Câu 1 (8.0 điểm):
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
“Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 2 (12 đ)
Cảm nhận của em về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ “Đồng chí”(Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật).
HẾT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG, NĂM HỌC: 2015-2016
Hướng dẫn chấm môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
________________________
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Mục đích – Yêu cầu
Điểm
2
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, một quan niệm sống.
b. Yêu cầu:
- Về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.
- Về nội dung kiến thức:
Học sinh cần trình bày các ý sau:
1. Giải thích
+ Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Mầm mống được hiểu là những dấu hiệu, là bài học kinh nghiệm bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó, làm cơ sở giúp ta giành được thành công.
Đây là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, sự dũng cảm đối mặt với khó khăn thách thức cửa cuộc sống.
1,0
2. Bàn luận
- Chứng minh tính đúng đắn: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành công nhưng cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều mức độ khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp (học sinh lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực của cuộc sống để chứng minh, bình luận)
- Nếu gục ngã, buông xuôi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công.
- Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giải pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác.(dẫn chứng)
1,5
3. Giải pháp
- Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có được những thành công cho mình và cho xã hội.
- Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm
- Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
0,5
Câu 2
A. Yêu cầu về hình thức:
- xây dựng bài văn bố cục ba phần rõ ràng .
- Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, bình giảng, so sánh đánh giá, tổng hợp vấn đề. Hệ thống luận điểm phải rõ ràng, chặt chẽ ,lô gic.
- Dùng từ đặt câu chính xác, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
B. Yêu cầu về nội dung:
a. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ hồ trong hai tác phẩm :
* Cảm nhận nét giống nhau về hình tượng người lính của hai tác phẩm:
+ Hình ảnh người chiến sĩ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những người Việt Nam yêu nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thanh Tùng
Dung lượng: 66,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)