De thi HSG mon Hoa tinh Q Ngai tu 2000-2011
Chia sẻ bởi Nguyễn Cao Chung |
Ngày 15/10/2018 |
113
Chia sẻ tài liệu: De thi HSG mon Hoa tinh Q Ngai tu 2000-2011 thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HSG TỈNH
ĐỀ SỐ 1: (HSG tỉnh 2000 – 2001)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
QUẢNG NGÃI Ngày thi: 22/02/2001
Môn: hóa học
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4đ)
Có 2 nhóm chất:
Nhóm A: CaO, CO2,CuO,CO,SO2,Fe2O3.
Nhóm B: Dung dịch HCl,H2O,dung dịch NaOH.
Hãy cho biết những chất nào trong nhóm A tác dụng được với chất nào trong nhóm B? Viết các phản ứng xảy ra.
Câu 2: (5đ)
Từ những chất sau: AlCl3,Al,Al2O3,Al(OH)3, Al2(SO4)3.Hãy chọn những chất có mối quan hệ với nhau để lập thành 2 dãy biến hóa hóa học và viết phương trình phản ứng cho mỗi dãy biến hóa.
Câu 3: (4đ) Một HS tiến hành 2 thí nghiệm ( TN ) như sau:
TN 1: Lấy benzen, axetylen lần lượt đem đốt trong không khí.
TN 2: Lấy benzen, axetylen lần lượt đem đốt trong oxy dư.
Viết phương trình phản ứng và so sánh hiện tượng của 2 TN trên.
Giải thích.
Câu 4: (3đ)
Hỗn hợp khí A chứa những thể tích bằng nhau CH4 và C2H4. Hỗn hợp khí B chứa những thể tích bằng nhau CH4 và C2H2. (Các hỗn hợp khí đều ở đktc)
Cho V1 lít khí A và V2 lít khí B lần lượt qua nước brom dư,đều thấy một lượng brom như nhau tham gia phản ứng. Tính tỷ lệ V1 : V2.
Nếu cho cùng thể tích , tức V1 = V2, thì tỷ lệ khối lượng brom tham gia phản ứng đối với hai trường hợp như thế nào?
Câu 5: (4đ)
Hòa tan 33 g Mn trong 400cm3 dung dịch HCl chưa biết nồng độ.Sau phản ứng thấy có V1 lít H2 thoát ra ở đktc, đồng thời còn m g kim loại không tan.Trộn m gam kim loại này với 20 gam sắt rồi đem hòa tan trở lại
Trong 500cm 3 dung dịch HCl nói trên, lần này có V2 lít H2 thoát ra ( đktc) và còn 3,2 gam kim loại không tan .Xác định V1, V2
( Cho Mn = 55đvc; Fe = 56đvc)
HẾT
ĐỀ SỐ 2:(HSGTỉnh - 2001 -2002 )
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
QUẢNG NGÃI Ngày thi: 12/02/2002
Môn: hóa học
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 :(4đ)
Hãy vẽ sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa kim loại, phi kim,muối,axit, bazơ,oxit bazơ, oxit axit. Viết phản ứng minh hoạ.
Cho 3 oxit CaO, Al2O3, SO2 lần lượt tác dụng với dd NaOH, dd HCl .Hãy nêu và giải thích sự khác nhau về tính chất của 3 oxit trên. Viết phản ứng minh hoạ. Trong các oxit nói trên, oxit nào tác dụng được với nhau? Viết phản ứng minh hoạ (nếu có).
Câu 2 : (4đ).
Cho 5 chất bột Cu, Ag, Al, MgO,CaCO3. Nếu chỉ dùng 1 thuốc thử thì có thể nhận biết được chất bột nào?Trình bày cụ thể cách nhận biết và viết phản ứng minh hoạ.
Một hỗn hợp gồm : axit axetic, rượu etylic, nước có lẫn dầu lạc . Vẽ sơ đồ tách chất và viết phản ứng minh hoạ.
Câu 3 : (4đ)
Xác định các chất (A),(B),(D),(E),(F),(G),(H),(I),(K),(L),(M),(N).trong sơ đồ biến hoá sau:
(L)(M)
(A)(K)
(A)(B) Glucozơ (N)(K)
(D) (E)
(H)C6H5Cl
(11) xt,to
(F) (G)
+HClxt(13)
(I) P.V.C
Câu 4:(3đ) Để chuyển oxit kim loại sau: CaO, CuO, Fe2O3, thành kim loại, một HS làm TN như sau: Đặt 3 chén sứ chứa riêng biệt 3 oxit trên trong ống thạch anh, nung nóng đến 500oC .Sau đó điều chế H2 bằng cách cho Zn nguyên chất tác dụng với axit sunfuaric 80% và làm khô khí H2 thoát ra bằng dd H2SO4 30%, rồi dẫn khí H2 đi qua đi chậm qua ống thạch anh đang nung nóng nói trên thì thu được kim loại.
Hãy chỉ ra những chỗ sai, thiếu chính xác (nếu có). Tại sao? Giải thích . Trên cơ sở cách thực hiện TN nói
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Cao Chung
Dung lượng: 150,73KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)