Đề thi HSG Lý 9 NH 17-18

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Lương | Ngày 14/10/2018 | 78

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Lý 9 NH 17-18 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HÓA
ĐỂ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN VẬT LÝ
Ngày thi: 24/10/2017
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian chép đề)


ĐỀ BÀI: ( Đề bài gồm có 02 trang)
Câu 1: (5 điểm)
Một người đi xe đạp và một người đi mô tô xuất phát cùng một lúc, cùng nơi trên đường tròn dài 300m quanh bờ hồ. Vận tốc mỗi người lần lượt là 9m/s và 15m/s. Hãy xác định xem sau bao lâu từ kể từ lúc xuất phát hai người sẽ:
Gặp nhau lần đầu nếu họ chuyển động ngược chiều nhau?
Gặp nhau lần đầu nếu họ chuyển động cùng chiều nhau?
Gặp nhau lần đầu tại nơi xuất phát.
Câu 2: (4 điểm)
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m(kg) ở nhiệt độ t1=23oC, cho vào nhiệt lượng kế m(kg) nước ở nhiệt độ t2. Sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 9oC.
Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt.
Tiếp tục đổ vào nhiệt lượng kế 2m(kg) một chất lỏng khác ( không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 = 45oC, khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ giảm đi 10oC so với nhiệt độ cân bằng lần thứ nhất. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế.
Biết nhiệt dung riêng của Nhôm và của Nước lần lượt là C1= 900J/kg.K; C2= 4200J/kg.K. Bỏ qua mọi sự hao phí trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 3: (5 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ. Ro=0,5Ω; R1=5Ω; R2=30Ω; R3=15Ω; R4=3Ω; R5=12Ω; U=48V.
Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Tìm:
Điện trở tương đương RAB.
Số chỉ của các ampe kế
Hiệu điện thế giữa hai đầu M và N.

Câu 4: ( 4 điểm) Hai gương phẳng giống nhau được đặt hợp với nhau một góc α=30o, sao cho tam giác ABC là tam giác đều. Một nguồn sáng điểm S di chuyển trên cạnh BC. Ta chỉ xét trên mặt phẳng hình vẽ. Gọi S1 là ảnh của S qua AB và S2 là ảnh của S1 qua AC.
Hãy nêu cách vẽ đường truyền của tia sáng xuất phát từ S phản xạ lần lượt trên gương AB, AC rồi đi qua S.
Chứng tỏ rằng đường đi của tia sáng xuất phát từ S rồi phản xạ lần lượt trên hai gương AB, AC rồi đi về S, bằng chiều dài SS2.
Với vị trí nào của S trên BC để đường đi của tia sáng trong câu a là bé nhất.
Câu 5: (2 điểm) Có hai ampe kế lí tưởng có giới hạn đo khác nhau, đang hoạt động bình thường, trên mặt các ampe kế có các vạch chia, nhưng không có các chữ số. Dùng hai ampe kế trên, cùng với nguồn điện không đổi nhựng không biết hiệu điện thế, một điện trở mẫu đã biết R và các dây nối không điện trở để xác định điện trở Rx chưa biết. Biết rằng độ lệch kim của các ampe kế tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua nó.
Hãy nêu phương án thí nghiệm và giải thích.
--------------------- HẾT---------------------


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Lương
Dung lượng: 19,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)