De thi hsg ly 9

Chia sẻ bởi Trần Mạnh Hùng | Ngày 14/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: de thi hsg ly 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN SƠN DƯƠNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GD& ĐT SƠN DƯƠNG NĂM HỌC 2012 – 2013
-----------------
ĐỀ THI SỐ 1
MÔN VẬT LÍ LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Bài 1: (3,0 điểm)
Lúc 7 giờ hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 36km/h, của xe đi từ B là 28km/h.
Tìm khoảng cách giữa hai xe lúc 8 giờ.
Xác định vị trí và thời điểm lúc hai xe gặp nhau.
Bài 2: (4,0 điểm)
Một ống chữ U có tiết diện trong 1,2cm2 chứa thủy ngân, nhánh bên trái có một cột chất lỏng khối lượng riêng D1 cao 9cm, nhánh bên phải có một cột chất lỏng khối lượng riêng D2 cao 8cm. Khi đó, mức thuỷ ngân ở hai nhánh chữ U ngang bằng nhau. Đổ thêm vào nhánh bên phải 10,2ml chất lỏng D2 nữa thì độ chênh lệch mức chất lỏng ở hai nhánh chữ U là 7cm. Xác định các khối lượng riêng D1 và D2. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13,6kg/cm3
Bài 3: (4,0 điểm)
Một nhiệt lượng kế có khối lượng m1= 120g, chứa một lượng nước có khối lượng m2= 600g ở cùng nhiệt độ t1= 20oC. Người ta thả vào đó hỗn hợp bột nhôm và thiếc có khối lượng tổng cộng m = 180g đã được nung nóng tới nhiệt độ t2 =100 oC. Nhiệt độ khi hệ cân bằng là t = 24 oC. Tính khối lượng m3 của nhôm, m4 của thiếc có trong hỗn hợp? Nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, của nhôm, của thiếc lần lượt là: C1= 460J/kg.K; C2= 4200J/kg.K; C3= 900J/kg.K; C4 = 230J/kg.K.
Bài 4: (5,0 điểm)
Cho 3 điện trở R1, R2 và R3=16Ω chịu được hiệu điện thế tối đa lần lượt là U1 = U2= 6V;
U3 = 12V. Người ta ghép 3 điện trở nói trên thành đoạn mạch AB như hình vẽ (H1) thì điện trở của đoạn mạch đó là RAB = 8Ω.
a) Tính R1 và R2. Biết rằng nếu đổi chỗ R3 với R2 thì
điện trở của đoạn mạch sẽ là R’AB = 7,5Ω.
b) Tính công suất lớn nhất mà bộ điện trở chịu được.
Bài 5 : (4đ)
Một tia sáng Mặt Trời chiếu nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang. Dùng một gương phẳng hứng tia sáng đó để soi sáng đáy một ống trụ thẳng đứng. Hỏi góc nghiêng của mặt gương so với phương ngang là bao nhiêu ?

---HẾT---






HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÍ 9
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
-------------------------------

Bài 1: (3,0 điểm)
a) Lúc 8h cả 2 xe đều đi được 8h - 7h=1h
Khoảng cách 2 xe là: 96 - (v1+v2).t = 96 – (36+28).1 = 32 (km)........ (0,5đ)
b) Thời điểm 2 xe gặp nhau:
Khi đó: S1 + S2 = S.............................................................................. (0,5đ)
v1.t + v2.t = 96................................................................................ (0,5đ)
.................................................................................. (0,5đ)
t = 1,5h............................................................................................ (0,5đ)
Khi đó 2 xe cách A một khoảng:
36.1,5 = 54 (km) hoặc 96 - 28.1,5 = 54(km) ...................................... (0,5đ)

Bài 2: (4,0 điểm)
Khi mức thủy ngân ở hai nhánh ống ngang bằng nhau, thì trọng lượng hai cột chất lỏng bằng nhau, do đó:
D2 = D1........................................................................(0,5đ)
Đổ thêm chất lỏng, cột chất lỏng D2 cao thêm được:
h =  =  = 8,5 (cm)..............................................(1,0đ)
Như vậy mực thuỷ ngân trong ống chứa chất lỏng D1 đã dâng lên so với mức thủy ngân trong ống chứa chất lỏng D2 là: (8+8,5) – (9+7) = 0,5cm ...........................(0,5đ)
Trọng lượng của cột thủy ngân 0,5cm này chính bằng trọng lượng của cột chất lỏng D2 đổ thêm vào. Vậy khối lượng riêng của chất lỏng D2 là:
D2 = 13,6. = 0,8 (g/cm3) hay D2 =
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Mạnh Hùng
Dung lượng: 145,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)