ĐỀ THI HSG LỚP 9 - VÒNG THỊ

Chia sẻ bởi Đặng Thị Xuân Bình | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG LỚP 9 - VÒNG THỊ thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ PHÚ THỌ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ Văn


Thời gian thi: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)



ĐỀ BÀI

Câu 1 (2 điểm):
Miêu tả vẻ đẹp của nàng Kiều, Nguyễn Du viết:
... “ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh…”
(SGK Ngữ văn 9- tập 1)
Khi chép lại hai câu thơ này để phân tích, một bạn học sinh đã chép nhầm từ “ hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn”.
Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng việc chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thơ.
Câu 2 (6 điểm):
Lấy cảm hứng từ một số tác phẩm viết về tình cảm quê hương cùng với những cảm xúc riêng, em hãy viết một bài văn ngắn với tựa đề:
"Quê hương - Bến đỗ bình yên!"
Câu 3 (12 điểm):
Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà em đã học. Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhận định: “Chiếc lược ngà” là bài ca bất tử về tình cảm cha con của người lính trong chiến tranh .

.................. Hết ...............








HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9-THCS
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Ngữ Văn

Nội dung cần đạt
Điểm

Câu 1
- Giải thích:
+ Từ “buồn” chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.
+ Từ “hờn” chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kị
- Khẳng định:
+ Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.
+ Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Khônhg thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ ( ghen phải đi với hờn)
+ Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du


0.25
0.25


0.5

0.5

0.5

Câu 2
a. Hình thức: Bài viết có kết cấu đủ 3 phần (Đặt vấn đề - Giải quyết vấn đề - Kết thúc vấn đề) với các ý cơ bản cần đạt:
1

b. Nội dung: (5 điểm)
- Giải thích khái niệm quê hương: Có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, nơi ấy có gia đình, có những người thân, những kỉ niệm thời thơ ấu …
- Vị trí vai trò của quê hương đối với đời sống con người :
+ Ai cũng có quê hương, mỗi miền quê đều có vẻ đẹp, bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán riêng. Chính vi` vậy tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu nặng .
+ Quê hương bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao đẹp (tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân hậu …
+ Quê hương là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là bến đỗ bình yên của mỗi người, dù ai đi đâu, ở đâu cũng luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội, yêu thương quê hương.
+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu tổ quốc.
- Liên hệ:
+ Có ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
+ Đối với học sinh: Rèn luyện tích lũy kiến thức để sau này xây dựng quê hương .
+ phê phán, lên án những hiện tượng coi thường, rời bỏ, phản bội quê hương


1



1


0.5

1

0,5

0.5

0.5

CAU 3
I Mở bài
Giới thiệu tác giả tác phẩm
Nêu vấn đề
1 đ

II. THÂN BÀI:
1/- Giải thích nhận định:
-“ Bài ca bất tử”: bài hát đặc sắc sống mãi với thời gian.
- “Chiếc lược ngà” là tác phẩm ca ngợi tình cha con rất cảm động của người lính trong chiến tranh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Xuân Bình
Dung lượng: 61,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)