De thi HSG lop 9 cap tinh mon Vat ly-DakLak
Chia sẻ bởi Vũ Ngọc Kính |
Ngày 14/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: De thi HSG lop 9 cap tinh mon Vat ly-DakLak thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: VẬT LÍ – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22/03/2011
(Đề thi gồm 01 trang)
Bài 1 : (3,0 điểm)
Một bình thông nhau với hai nhánh có đường kính d1 = 10cm và d2 = 20 cm chứa nước. Xác định sự thay đổi của mực nước ở hai nhánh khi thả một miếng gỗ có khối lượng m = 500g vào trong bình thông nhau nói trên. Biết khối lượng riêng của nước Dn = 1000kg/m3 .
Bài 2 : (3,0 điểm)
Để có 1,2 kg nước ở 360C, người ta trộn một khối lượng m1 nước ở 150C với khối lượng m2 nước ở 900C. Hỏi khối lượng nước mỗi lọai. Biết nhiệt dung riêng của nước là cn = 4200J/kg.K.
Bài 3: (4,0 điểm)
Cho mạch điện như hình (H.1), trong đó UMN= 75V (không đổi); R1= 3(, R2= 9(, R3=6(, R4 là biến trở. Điện trở các dây nối không đáng kể, điện trở vôn kế rất lớn.
1. Điều chỉnh R4 sao cho vôn kế chỉ 20V. Tính giá trị của R4.
2. Thay vôn kế bằng một ampe kế có điện trở không đáng kể. Điều chỉnh R4 sao cho ampe kế chỉ 5A và chiều dòng điện qua ampe kế từ P đến Q. Tính giá trị của R4.
Bài 4: (4,0 điểm)
Có 5 bóng đèn, công suất định mức bằng nhau mắc theo sơ đồ như hình (H.2) thì cả 5 đèn đều sáng bình thường. Bỏ qua điện trở các dây nối.
1. Cho giá trị định mức của đèn Đ2 là 3V-3W. Tìm giá trị định mức của các đèn còn lại.
2. Nếu đột nhiên đèn Đ4 bị cháy thì lúc đó các đèn còn lại có độ sáng thế nào? Giả thiết rằng hiệu điện thế UAB được giữ không đổi và các đèn còn lại không bị cháy.
Bài 5: (4,0 điểm)
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm tạo ảnh A’B’
1. Biết A’B’ = 4AB. Vẽ hình và tính khoảng cách từ vật tới thấu kính (xét 02 trường hợp: ảnh thật và ảnh ảo).
2. Cho vật AB di chuyển dọc theo trục chính của thấu kính. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa vật và ảnh thật của nó.
Bài 6: ( 2,0 điểm)
Cho một nguồn điện, một ampe kế, một vôn kế, một điện trở có giá trị chưa biết và các dây nối. Làm thế nào để đo được giá trị của điện trở với độ chính xác lớn nhất? Hãy trình bày phương án đo điện trở và vẽ các mạch điện tương ứng.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh:..............................................................Số báo danh:.......................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐĂK LĂK
----------------
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN THI : VẬT LÝ 9 - THCS
------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. SƠ LƯỢC ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Bài 1 : (3,0 điểm)
Giả sử lượng nước trong bình có thể tích V, S1 và S2 lần lượt là tiết diện của mỗi nhánh, mực nước ở hai bên bình thông nhau là ngang nhau, có độ cao h :
V = h .S1 + h .S2 (1) 0,50 đ
Khi thả miếng gỗ có khối lượng m vào một nhánh, gỗ sẽ nổi trên mặt nước và làm dịch chuyển khối nước có thể tích V`. Vì bình thông nhau nên mực nước ở hai nhánh trở lại ngang nhau và có độ cao là h` , ta có:
V + V` = h` .S1 + h` .S2 (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: h (S1 + S2) + V` = h` (S1 + S2) (3) 0,50 đ
Độ cao thay đổi một đoạn:
(4) 0,50 đ
Mặt khác, khi miếng gỗ nổi, trọng lượng của nó bằng lực đẩy Acsimet :
(5) 0,50 đ
và tiết diện: (6)
Kết hợp (4) , (5) và (6) ta được, độ
TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: VẬT LÍ – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22/03/2011
(Đề thi gồm 01 trang)
Bài 1 : (3,0 điểm)
Một bình thông nhau với hai nhánh có đường kính d1 = 10cm và d2 = 20 cm chứa nước. Xác định sự thay đổi của mực nước ở hai nhánh khi thả một miếng gỗ có khối lượng m = 500g vào trong bình thông nhau nói trên. Biết khối lượng riêng của nước Dn = 1000kg/m3 .
Bài 2 : (3,0 điểm)
Để có 1,2 kg nước ở 360C, người ta trộn một khối lượng m1 nước ở 150C với khối lượng m2 nước ở 900C. Hỏi khối lượng nước mỗi lọai. Biết nhiệt dung riêng của nước là cn = 4200J/kg.K.
Bài 3: (4,0 điểm)
Cho mạch điện như hình (H.1), trong đó UMN= 75V (không đổi); R1= 3(, R2= 9(, R3=6(, R4 là biến trở. Điện trở các dây nối không đáng kể, điện trở vôn kế rất lớn.
1. Điều chỉnh R4 sao cho vôn kế chỉ 20V. Tính giá trị của R4.
2. Thay vôn kế bằng một ampe kế có điện trở không đáng kể. Điều chỉnh R4 sao cho ampe kế chỉ 5A và chiều dòng điện qua ampe kế từ P đến Q. Tính giá trị của R4.
Bài 4: (4,0 điểm)
Có 5 bóng đèn, công suất định mức bằng nhau mắc theo sơ đồ như hình (H.2) thì cả 5 đèn đều sáng bình thường. Bỏ qua điện trở các dây nối.
1. Cho giá trị định mức của đèn Đ2 là 3V-3W. Tìm giá trị định mức của các đèn còn lại.
2. Nếu đột nhiên đèn Đ4 bị cháy thì lúc đó các đèn còn lại có độ sáng thế nào? Giả thiết rằng hiệu điện thế UAB được giữ không đổi và các đèn còn lại không bị cháy.
Bài 5: (4,0 điểm)
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm tạo ảnh A’B’
1. Biết A’B’ = 4AB. Vẽ hình và tính khoảng cách từ vật tới thấu kính (xét 02 trường hợp: ảnh thật và ảnh ảo).
2. Cho vật AB di chuyển dọc theo trục chính của thấu kính. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa vật và ảnh thật của nó.
Bài 6: ( 2,0 điểm)
Cho một nguồn điện, một ampe kế, một vôn kế, một điện trở có giá trị chưa biết và các dây nối. Làm thế nào để đo được giá trị của điện trở với độ chính xác lớn nhất? Hãy trình bày phương án đo điện trở và vẽ các mạch điện tương ứng.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh:..............................................................Số báo danh:.......................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐĂK LĂK
----------------
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN THI : VẬT LÝ 9 - THCS
------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. SƠ LƯỢC ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Bài 1 : (3,0 điểm)
Giả sử lượng nước trong bình có thể tích V, S1 và S2 lần lượt là tiết diện của mỗi nhánh, mực nước ở hai bên bình thông nhau là ngang nhau, có độ cao h :
V = h .S1 + h .S2 (1) 0,50 đ
Khi thả miếng gỗ có khối lượng m vào một nhánh, gỗ sẽ nổi trên mặt nước và làm dịch chuyển khối nước có thể tích V`. Vì bình thông nhau nên mực nước ở hai nhánh trở lại ngang nhau và có độ cao là h` , ta có:
V + V` = h` .S1 + h` .S2 (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: h (S1 + S2) + V` = h` (S1 + S2) (3) 0,50 đ
Độ cao thay đổi một đoạn:
(4) 0,50 đ
Mặt khác, khi miếng gỗ nổi, trọng lượng của nó bằng lực đẩy Acsimet :
(5) 0,50 đ
và tiết diện: (6)
Kết hợp (4) , (5) và (6) ta được, độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Ngọc Kính
Dung lượng: 48,43KB|
Lượt tài: 8
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)