De thi HSG lop 9
Chia sẻ bởi Phạm Văn Lâm |
Ngày 12/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: De thi HSG lop 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Phòng GD&ĐT Nho Quan đề thi học sinh giỏi lớp 9
Năm học: 2008 – 2009
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: ( …. phút )
Câu 1: (4 điểm)
Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
- Hãy cho biết từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
- Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai.
Câu 2: (4 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Câu 3: (12 điểm)
Phân tích vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Phòng GD&ĐT Nho Quan Hướng dẫn chấm đề thi HSG lớp 9
Năm học: 2008 – 2009
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: ( …. phút )
Câu 1:
Thí sinh trả lời và lí giải đúng yêu cầu nội dung câu hỏi:
- Từ “mặt trời” trong câu thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. (0,5 điểm)
- Trường hợp này không phải hiện tượng nghĩa gốc của từ phát triển thành nghĩa chuyển. (1 điểm)
- Đây là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này, ra khỏi ngữ cảnh, “mặt trời” không còn nghĩa Bác Hồ nữa. (1 điểm.)
b. Phân tích hình ảnh ẩn dụ:
- Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là một ẩn dụ chính xác và gợi cảm. (0,5 điểm)
- Thể hiện sự vĩ đại của Bác. Bác như mặt trời soi sáng, trường tồn. Bác như nguồn sống của dân tộc. (0,5 điểm)
- Thể hiện sự ngưỡng mộ thành kính của nhà thơ đối với Bác. (0,5 điểm)
Câu 2:
Yêu cầu, biểu điểm
* Về nội dung (3,5 điểm): Bài cảm nhận của học sinh cần thể hiện được nội dung cơ bản như sau:
- Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ ngọn gió se mang theo hương ổi đang độ chín nồng nàn, lan toả trong không gian và qua làn sương mỏng. (1 điểm)
- “chùng chình” là sự chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng nơi đường thôn ngõ xóm. (0,5 điểm)
- Những tín hiệu của sự chuyển mùa mà Hữu Thỉnh “Bỗng nhận ra” ấy là sự ngạc nhiên thú vị, thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng. (1 điểm)
- “Hình như” là sự phỏng đoán, chưa tin hẳn thể hiện cảm xúc bâng khuâng của tác giả. (1 điểm)
* Hình thức, kỹ năng (0,5 điểm): Học sinh cần trình bầy thành bài văn ngắn. Trình bày sạch đẹp đúng chính tả, diễn đạt mạch lạc trong sáng , dùng từ đặt câu đúng ngữ ph
Năm học: 2008 – 2009
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: ( …. phút )
Câu 1: (4 điểm)
Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
- Hãy cho biết từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
- Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai.
Câu 2: (4 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Câu 3: (12 điểm)
Phân tích vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Phòng GD&ĐT Nho Quan Hướng dẫn chấm đề thi HSG lớp 9
Năm học: 2008 – 2009
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: ( …. phút )
Câu 1:
Thí sinh trả lời và lí giải đúng yêu cầu nội dung câu hỏi:
- Từ “mặt trời” trong câu thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. (0,5 điểm)
- Trường hợp này không phải hiện tượng nghĩa gốc của từ phát triển thành nghĩa chuyển. (1 điểm)
- Đây là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này, ra khỏi ngữ cảnh, “mặt trời” không còn nghĩa Bác Hồ nữa. (1 điểm.)
b. Phân tích hình ảnh ẩn dụ:
- Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là một ẩn dụ chính xác và gợi cảm. (0,5 điểm)
- Thể hiện sự vĩ đại của Bác. Bác như mặt trời soi sáng, trường tồn. Bác như nguồn sống của dân tộc. (0,5 điểm)
- Thể hiện sự ngưỡng mộ thành kính của nhà thơ đối với Bác. (0,5 điểm)
Câu 2:
Yêu cầu, biểu điểm
* Về nội dung (3,5 điểm): Bài cảm nhận của học sinh cần thể hiện được nội dung cơ bản như sau:
- Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ ngọn gió se mang theo hương ổi đang độ chín nồng nàn, lan toả trong không gian và qua làn sương mỏng. (1 điểm)
- “chùng chình” là sự chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng nơi đường thôn ngõ xóm. (0,5 điểm)
- Những tín hiệu của sự chuyển mùa mà Hữu Thỉnh “Bỗng nhận ra” ấy là sự ngạc nhiên thú vị, thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng. (1 điểm)
- “Hình như” là sự phỏng đoán, chưa tin hẳn thể hiện cảm xúc bâng khuâng của tác giả. (1 điểm)
* Hình thức, kỹ năng (0,5 điểm): Học sinh cần trình bầy thành bài văn ngắn. Trình bày sạch đẹp đúng chính tả, diễn đạt mạch lạc trong sáng , dùng từ đặt câu đúng ngữ ph
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Lâm
Dung lượng: 38,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)