De thi HSG lop 9
Chia sẻ bởi Hoàng Mỹ Hạnh |
Ngày 12/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: De thi HSG lop 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TÂN YÊN
Năm học 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: 3 điểm
Ngợi ca sự hy sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch Thành cổ Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sông nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Hãy viết lời bình cho khổ thơ trên.
Câu 2: 4 điểm
Trong bài thơ “Quê hương” nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:
“Quê hương mỗi người chỉ một,
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ,
Sẽ không lớn nổi thành người”
Dựa vào ý thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi người.
Câu 3: 3 điểm
Nhận xét về cách kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Ý kiến của em về nhận xét trên.
Câu 4: 10 điểm
“Ôi! sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”
(Một khúc ca - Tố Hữu)
Hãy tìm câu trả lời trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long và bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9
Câu 1
Học sinh có nghiều cách bình khác nhau, xong cấn nêu bất được những nát độc đáo, đặc sắc sau:
Hai dòng thơ đầu là lời nhắn nhủ của tác giả với những người hôm nay (Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ) như sợ những mái chèo xuôi dòng Thạch Hãn làm đau hài cốt của những liệt sĩ vẫn còn nằm lại đáy sông. Hai dòng thơ gián tiếp nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hy sinh cao đẹp của những người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm nay về sự hy sinh cao đẹp đó.
Hai dòng thơ tiếp theo tác giả đã khái quát, nâng cao tầm vóc cao đẹp của sự hy sinh anh dũng; Những người lính hy sinh đã hóa thân vào “dáng hình xứ sở” (có tuổi hai mươi thành sông nước, vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm). Ý nghĩa của sự hy sinh đó, vì thế tồn tại vính hằng, bất tử trong lòng nhân dân, đi mãi cùng thời gian và không gian của đát nước, của dân tộc.
Giong thơ thiết tha và sâu lắng, nhịp thơ biến đổi 2/2/3 sang nhịp 4/3; phép tu từ hoán dục (có tuổi hai mươi), ẩn dụ (thành sông nước, vỗ yên bờ bãi).
Câu 2: (2,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện rõ vai trò quan trọng của quê hương đối với mỗi con người. Cụ thể đảm bảo các ý cơ bản sau:
Nêu được các vấn đề cần nghị luận
- Ý nghĩa từ đoạn thơ: Quê hương giống như người mẹ của mỗi người, nếu không biết yêu quê hương, gắn bó với quê hương, con người ta sẽ không lớn lên thành người đúng nghĩa.
- Bàn luận về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi người:
+ Quê hương, đất nước đem đến cho con người giá trị vật chất và tinh thần, nuôi sống con người cả về thể xác lẫn tâm hồn.
+ Thiếu quê hương, không yêu thương và gắn bó với quê hương thì tâm hồn con người mất đi những nguồn tình cảm quan trọng mà trong đời ai cũng cần có; mất đi niềm tự hào khi thành công, hạnh phúc; mất đi niềm an ủi khi thất bại, khổ đau.
+ Phê phán những người không có tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
1. Yêu cầu chung:
- Giám khảo cần
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TÂN YÊN
Năm học 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: 3 điểm
Ngợi ca sự hy sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch Thành cổ Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sông nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Hãy viết lời bình cho khổ thơ trên.
Câu 2: 4 điểm
Trong bài thơ “Quê hương” nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:
“Quê hương mỗi người chỉ một,
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ,
Sẽ không lớn nổi thành người”
Dựa vào ý thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi người.
Câu 3: 3 điểm
Nhận xét về cách kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Ý kiến của em về nhận xét trên.
Câu 4: 10 điểm
“Ôi! sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”
(Một khúc ca - Tố Hữu)
Hãy tìm câu trả lời trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long và bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9
Câu 1
Học sinh có nghiều cách bình khác nhau, xong cấn nêu bất được những nát độc đáo, đặc sắc sau:
Hai dòng thơ đầu là lời nhắn nhủ của tác giả với những người hôm nay (Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ) như sợ những mái chèo xuôi dòng Thạch Hãn làm đau hài cốt của những liệt sĩ vẫn còn nằm lại đáy sông. Hai dòng thơ gián tiếp nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hy sinh cao đẹp của những người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm nay về sự hy sinh cao đẹp đó.
Hai dòng thơ tiếp theo tác giả đã khái quát, nâng cao tầm vóc cao đẹp của sự hy sinh anh dũng; Những người lính hy sinh đã hóa thân vào “dáng hình xứ sở” (có tuổi hai mươi thành sông nước, vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm). Ý nghĩa của sự hy sinh đó, vì thế tồn tại vính hằng, bất tử trong lòng nhân dân, đi mãi cùng thời gian và không gian của đát nước, của dân tộc.
Giong thơ thiết tha và sâu lắng, nhịp thơ biến đổi 2/2/3 sang nhịp 4/3; phép tu từ hoán dục (có tuổi hai mươi), ẩn dụ (thành sông nước, vỗ yên bờ bãi).
Câu 2: (2,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện rõ vai trò quan trọng của quê hương đối với mỗi con người. Cụ thể đảm bảo các ý cơ bản sau:
Nêu được các vấn đề cần nghị luận
- Ý nghĩa từ đoạn thơ: Quê hương giống như người mẹ của mỗi người, nếu không biết yêu quê hương, gắn bó với quê hương, con người ta sẽ không lớn lên thành người đúng nghĩa.
- Bàn luận về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi người:
+ Quê hương, đất nước đem đến cho con người giá trị vật chất và tinh thần, nuôi sống con người cả về thể xác lẫn tâm hồn.
+ Thiếu quê hương, không yêu thương và gắn bó với quê hương thì tâm hồn con người mất đi những nguồn tình cảm quan trọng mà trong đời ai cũng cần có; mất đi niềm tự hào khi thành công, hạnh phúc; mất đi niềm an ủi khi thất bại, khổ đau.
+ Phê phán những người không có tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
1. Yêu cầu chung:
- Giám khảo cần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Mỹ Hạnh
Dung lượng: 50,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)