De thi HSG lop 9

Chia sẻ bởi Đặng Thị Hạ | Ngày 12/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: de thi HSG lop 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN PHÙ MỸ
PHÒNG GD PHÙ MỸ
------------***-----------
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN-Lớp 9
Thời gian làm bài : 150 phút
-------***-------

Câu 1 : ( 6.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se.
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Sang thu – Hữu Thỉnh)
Câu 2 : ( 14.0 điểm)
Từ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9, tập 1), em có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội phong kiến.

--------------------------------------------------------


ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN
MÔN : NGỮ VĂN 9
-------***-------

Câu 1 :
*Nội dung: ( 5.0 điểm) Cần đảm bảo được các ý sau :
- Từ bỗng mở đầu khổ thơ thông báo về sự xuất hiện đột ngột của sự vật trong không gian mà nhân vật trữ tình cảm nhận được. (0.5 điểm)
+ Cảm nhận bằng khứu giác hương thơm của ổi : ngào ngạt, đậm đặc thành luồng, như đang phả vào trong gió se. (0.5 điểm)
+Cảm nhận bằng xúc giác qua cơn gió se, gió đã khô và lạnh của khí thu. (0.5 điểm)
+ Cảm nhận bằng thị giác qua sương chùng chình qua ngõ
Từ tượng hình chùng chình gợi cảm giác sương như đang ngưng lạimịt mù hơi nước chưa kịp lan toả vào không gian . (0.5 điểm)
Qua các giác quan, dấu hiệu mùa thu rất rõ đang hiện hữu trong không gian ngõ hẹp đang xích lại gần, đang cố đánh thức hồn người. (1.0 điểm)
-Nhưng nhân vật trữ tình chưa sẵn sàng đón nhận những tín hiệu của mùa thu nên giật mình Hình như thu đã về. Từ hình như gợi vẻ dửng dưng vô tình không quan tâm đến sự đổi thay của thời điểm giao mùa, tạo cảm giác hụt hẫng vô cùng. Thể hiện sự cố tình lẩn tránh chưa dám đối diện với mùa thu – với chính mình của nhân vật trữ tình. Phải chăng một không gian nắng hạ vẫn đang rạo rực cả tâm tư ? Một sự dùng dằng khó tả chưa muốn sang thu của một tâm hồn còn rất trẻ chưa hề già theo năm tháng. (1.0 điểm )
Tóm lại, đoạn thơ là kết quả của sự cảm nhận và biểu hiện tinh tế của tác giả khi mùa thu về. (1.0 điểm)
* Hình thức : Trình bày như một bài văn ngắn với bố cục 3 phần ; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp ; văn phong lưu loát, không mắc lỗi. (1.0 điểm)
Câu 2 : (14.0 điểm)
Yêu cầu chung
Kiểu bài : Nghị luận.
Nội dung : Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội phong kiến.
Yêu cầu cụ thể
a. Mở bài: (1.5điểm)
- Giới thiệu văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- Nêu khái quát suy nghĩ của bản thân về cuộc dấu tranh giữa caiù thiện và cái ác trong XHPK.
b. Thân bài: Cần thể hiện đủ và rõ các ý sau :
1 - Vũ Nương là hiện thân của cái thiện : xinh đẹp, đức hạnh, giàu lòng vị tha … (2.0điểm)
+ Thể hiện trong cuộc sống thường ngày.
+ Thể hiện khi tiễn chồng đi lính.
+Thể hiện trong thời gian chồng đi lính vắng nhà.
2 - Trương Sinh là hiện thân của cái ác : ít học, ích kỉ, hồ đồ, vũ phu …: (1.0điểm)
+ Thể hiện trước khi đi lính.
+ Sau khi đi lính về.
3 - Việc Trương Sinh ghen tuông dồn ép Vũ Nương đến chỗ chết là biểu hiện sự hoành hành của cái ác bức tử cái thiện. Đó là thực trạng đen tối của XHPK lúc bấy giờ.
- Việc Trương Sinh tỉnh ngộ lập đàn giải oan cho Vũ Nương để nàng trở về dương thế ngồi trên kiệu hoa nói vọng vào : Đa tạ tình chàng là sự chiến thắng của cái thiện, của sự công bằng, của lòng vị tha : (1.0điểm)
4 - Sau đó Vũ Nương biến mất cuàng với câu nói : Thiếp chẳng trở về dương gian được nữa cho thấy sự chiến thắng của cái thiện chỉ là mơ ước, không thể trở thành hiện thực. Vì vậy, việc sử dụng các yếu tố kì ảo ở cuối truyện chẳng qua chỉ dể làm dịu đi nỗi đau trong trái tim người đọc, thắp sáng niềm tin vào sự bất tử của cái thiện mà thôi. : (1.0điểm)
5 – Nguyên nhân : (1.0điểm)
- XHPK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Hạ
Dung lượng: 30,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)