De thi hsg lop 9
Chia sẻ bởi Phan Duyen |
Ngày 12/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: de thi hsg lop 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 150 PHÚT
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 8 ĐIỂM )
Câu 1: (4đ) Hãy tìm biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ đầu.
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…”
(Trích “Khoảng trời hố bom” – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 2: (4đ)
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có hững chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này?
II. TẬP LÀM VĂN: ( 12 ĐIỂM )
"Tình thương là hạnh phúc của con người"
ĐÁP ÁN THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 150 PHÚT
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 8 ĐIỂM )
Câu 1: (4đ)
- Phép tu từ đặc sắc trong hai câu thơ đầu: Nhân hóa (“cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương”)
- Đánh lạc hướng của giặc để chúng không thả bom vào con đường quan trọng của chúng ta.
- Từ đó , cho thấy sự hi sinh cao cả, tất cả vì đất nước của các cô gái tyhanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu 2: (4đ)
a/ Ý nghĩa câu ngạn ngữ:
- Có phép ẩn dụ: chum rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào – tạo nên nghĩa hàm xúc cô đọng.
- Học vấn : là trình độ hiểu biết của người có học.
- Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ( những chum rễ đắng cay).
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người( hoa quả ngọt ngào)
- Phải nhìn thấy hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngai khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
b/ Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ:
- Có học vấn con người mới có khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng. Lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Cần có thái độ khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không kiêu, bại không nản.
- Lấy dẫn chứng minh họa: Bác Hồ, giáo sư toán học Ngô Bảo Châu…
c/ Bày tỏ quan điểm:
- Học vấn không chỉ là tri thức mà còn gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt được những điều đó, chúng ta cần cố gắng rất nhiều. từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cũng cần phải đấu tranh với bản thân , vượt qua khó khăn thử thách.
- Không phải khi nào trong quá trình học tập đắng cay cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Trong học tập, nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học, chăm học thì sự say mê sẽ làm ta quên cả mệt nhọc. Những lúc đó, kết quả học tập sẽ đạt được rất cao.
II. TẬP LÀM VĂN: ( 12 ĐIỂM)
1/ MB:
- Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từ giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc.
- Nhân dân ta quan niệm: Tình thương là hạnh phúc của con người.
2/TB:
a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.
- Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)
- Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt)
- Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?
+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.
+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.
b. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:
- Trong phạm vi gia đình:
+ Cha mẹ
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 150 PHÚT
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 8 ĐIỂM )
Câu 1: (4đ) Hãy tìm biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ đầu.
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…”
(Trích “Khoảng trời hố bom” – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 2: (4đ)
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có hững chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này?
II. TẬP LÀM VĂN: ( 12 ĐIỂM )
"Tình thương là hạnh phúc của con người"
ĐÁP ÁN THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 150 PHÚT
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 8 ĐIỂM )
Câu 1: (4đ)
- Phép tu từ đặc sắc trong hai câu thơ đầu: Nhân hóa (“cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương”)
- Đánh lạc hướng của giặc để chúng không thả bom vào con đường quan trọng của chúng ta.
- Từ đó , cho thấy sự hi sinh cao cả, tất cả vì đất nước của các cô gái tyhanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu 2: (4đ)
a/ Ý nghĩa câu ngạn ngữ:
- Có phép ẩn dụ: chum rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào – tạo nên nghĩa hàm xúc cô đọng.
- Học vấn : là trình độ hiểu biết của người có học.
- Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ( những chum rễ đắng cay).
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người( hoa quả ngọt ngào)
- Phải nhìn thấy hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngai khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
b/ Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ:
- Có học vấn con người mới có khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng. Lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Cần có thái độ khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không kiêu, bại không nản.
- Lấy dẫn chứng minh họa: Bác Hồ, giáo sư toán học Ngô Bảo Châu…
c/ Bày tỏ quan điểm:
- Học vấn không chỉ là tri thức mà còn gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt được những điều đó, chúng ta cần cố gắng rất nhiều. từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cũng cần phải đấu tranh với bản thân , vượt qua khó khăn thử thách.
- Không phải khi nào trong quá trình học tập đắng cay cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Trong học tập, nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học, chăm học thì sự say mê sẽ làm ta quên cả mệt nhọc. Những lúc đó, kết quả học tập sẽ đạt được rất cao.
II. TẬP LÀM VĂN: ( 12 ĐIỂM)
1/ MB:
- Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từ giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc.
- Nhân dân ta quan niệm: Tình thương là hạnh phúc của con người.
2/TB:
a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.
- Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)
- Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt)
- Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?
+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.
+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.
b. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:
- Trong phạm vi gia đình:
+ Cha mẹ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Duyen
Dung lượng: 55,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)