Đề thi HSG lớp 9 09-10 -đáp án

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Binh | Ngày 12/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG lớp 9 09-10 -đáp án thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO HUYỆN NA HANG




Đề này có 01 trang

THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)

ĐỀ BÀI
Câu 1. (2 điểm)
Ý nghĩa của chi tiết "cái bóng" trong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" trích trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ.
Câu 2. (4 điểm)
Chép lại 8 câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du). Nêu tác dụng của điệp ngữ trong 8 câu thơ em vừa chép.
Câu 3. (14 điểm)

ảnh người chiến sỹ trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.
Hết

















HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9
Câu 1 (2điểm)
Nội dung
Điểm

- Là biểu hiện của tình yêu thương, lòng thuỷ chung, sự gắn bó, là nguyên nhân trực tiếp của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.
- Đó là sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương.
- Có giá trị tố cáo sâu sắc xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
- Có giá trị nghệ thuật sâu sắc, là tình tiết thắt nút, mở nút của toàn bộ câu chuyện tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo của tác phẩm.

0,5

0,5

0,5

0,5


Câu 2: (4 điểm)

Yêu cầu
Điểm

Chép đúng, đủ, hình thức sạch, đẹp, không mắc lỗi chính tả (mắc 01 lối chính tả trừ 0,25 điểm)
1,5

- Phát hiện điệp ngữ “Buồn trông:
Tác dụng:
- Diễn tả tâm trạng buồn sầu kéo dài của Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích....
- Đứng ở đầu các câu lục trong thể thơ lục bát tạo nên âm hưởng trầm, buồn..
- Báo hiệu những khổ đau mà Kiều sẽ phải gánh chịu trong suốt cuộc đời.

0,5

0,75
0,75
0,5


Câu 3: (14 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài nghị luận văn học, làm rõ hình ảnh người chiến sỹ qua bài thơ.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, đúng thể thức bố cục một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học. Lập luận chặt chẽ, đủ bố cục 3 phần, văn phong trong sáng, có cảm xúc, sáng tạo, không mắc lỗi chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Nội dung
Điểm

1.Nội dung:
a. Những cơ sở của tình đồng chí:
- Chung nguồn gốc nông dân, cùng cảnh ngộ xuất thân...
- Chung ý nghĩ, chung lý tưởng, chí hướng chiến đấu bảo vệ cho độc lập, tự do của Tổ Quốc...
- Cùng chia sẻ khó khăn, gian khổ trong những ngày đầu kháng chiến...
( Quá trình tạo nên tình đồng chí: Xa lạ - quen nhau – tri kỷ -đồng chí. Từ “đồng chí” được tách ra thành một câu thơ nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng của những người cùng chí hướng, lí tưởng cao đẹp.
b.Tình yêu quê hương đất nước của những người lính cách mạng:
- Hình ảnh ruộng, nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa... kết hợp với phép nhân hoá đã thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của người lính.
- Từ “mặc kệ” tô đậm tư thế, ý chí quyết tâm ra đi chiến đấu bảo vệ đất nước, quê hương.
c. Vẻ đẹp người lính trong gian lao, trong tình đồng đội:
Tác giả liệt kê những chi tiết hiện thực thể hiện tinh thần lạc quan và tình đồng chí gắn bó.
2. Nghệ thuật:
- Tác giả sử dụng nhiều chi tiết chân thực. Hình ảnh gợi cảm và cô đúc vừa cụ thể, vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Lời thơ giản dị, tự nhiên, giọng điệu trang trọng, trữ tình.



1
1

1



2


2,5


2


2,5


1

1












* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Binh
Dung lượng: 45,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)