đề thi hsg lớp 8.7

Chia sẻ bởi Phạm Thị Kim Thoa | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg lớp 8.7 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TP.NINH BÌNH
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
ĐỀ THI Chọn SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 - 2010
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 150 phút)


ĐỀ BÀI:

Câu 1: Em hãy phân tích và làm nổi bật cái hay, cái đẹp của đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ “Nhớ Rừng” của nhà thơ Thế Lữ.
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trang tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Trích “Nhớ Rừng” - Thế Lữ, SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2)

Câu 2: Qua ba văn bản: “Chiếu dời đô” (Lý Công Uẩn); Hịch tướng sỹ (Trần Quốc Tuấn) và Nước Đại Việt ta “Trích Bình Ngô Đại Cáo” (Nguyễn Trãi)” đã thể hiện khát
vọng độc lập và khí phách của dân tộc Đại Việt,bằng những hiểu biết của mình về các
tác phẩm trên em hãy chứng minh làm sáng tỏ ?

---- Hết ----












Người ra đề: Xác nhận của tổ trưởng: Xác nhận của BGH




Đỗ Thị Chính Vũ Thị Tuyết






































PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Trường THCS Quang Trung
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 - 2010


Câu 1: (8 điểm):
A. Yêu cầu:
1. Kỹ năng:
- Làm đúng kiểu bài cảm thụ, phân tích thơ.
- Chỉ ra được giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ: về giọng điệu, nhịp đọc thơ, các biện pháp tu từ nghệ thuật để từ đó thấy được tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình và ý đồ sáng tác của tác giả.
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc.
2. Nội dung :
- Chỉ ra được giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ: về giọng điệu, nhịp đọc thơ, các biện pháp tu từ nghệ thuật để từ đó thấy được tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình và ý đồ sáng tác của tác giả.
B. Biểu điểm + đáp án chấm:
Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1:
(8 điểm)

1. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Thế Lữ và tác phẩm “Nhớ Rừng”.
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ thứ 3.
- Trích dẫn câu đầu và câu cuối:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
…………………..
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

1 điểm


2. Thân bài:
- Đoạn 3 của bài thơ có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Đoạn thơ đã vẽ ra bốn cảnh tượng thật đẹp đẽ, sống động. Cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể.

- Cái hay, cái đẹp của đoạn 3 đó chính là.
+ Giọng thơ: thổn thức da diết.
+ Nhịp thơ: giãn cách, lời thơ kéo dài, dàn trải.
+ Các biện pháp tu từ: - Điệp ngữ: nào đâu, đâu những liên hoàn ở đầu mỗi dòng thơ kết hợp với kiểu câu hỏi tu từ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh huy hoàng không bao giờ còn nhìn thấy nữa.
- Các tính từ chỉ màu sắc: vàng, xanh làm nổi bật sự tương phản gay gắt đó là quá khứ huy hoàng rực rỡ còn thực tại thì u ám, đen tối, vì bị mất tự do.
- Từ ngữ đặc sắc: “Mảnh mặt trời”: 1 sinh vật thể vĩ đại trong vũ trụ dưới con mắt của hổ trở lên thật nhỏ bé tầm thường.

Nội dung đoạn thơ thể hiện tâm trạng buồn thương, tiếc nuối cuộc sống tự do trong quá khứ đồng thời bày tỏ nỗi bất hòa sâu sắc trước thực tại và khát vọng tự do cháy bỏng (1 điểm).

Đoạn thơ không chỉ là tâm sực u uất, nuối tiếc quá khứ của con hổ mà còn là tâm sự của tác giả, của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Kim Thoa
Dung lượng: 91,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)