đề thi hsg lớp 8.6

Chia sẻ bởi Phạm Thị Kim Thoa | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg lớp 8.6 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Trường THCS Ninh Thành


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2009 - 2010
Môn: Văn
(Thời gian làm bài 150 phút)


Câu 1: (8 điểm)
Hãy nêu cảm nhận của em về kết thúc truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
Câu 2: (12 điểm)
Dựa vào các bài thơ thất ngụn bỏt cỳ Đường luật đó được học, em hãy viết bài văn thuyết minh về đặc điểm của thể thơ này?



































PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Trường THCS Ninh Thành


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN
THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2009 - 2010



Cõu
Đáp án
Cho điểm

1
Hình thức
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài.
- Biết cách làm bài cảm thụ về chi tiết văn học và kỹ năng làm bài văn: Viết thành đoạn văn hoặc thành một bài văn ngắn có cách diễn đạt gọn, rõ, lời văn trôi chảy, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi...
0,5đ


Nội dung
- Tóm tắt được chi tiết kết thúc truyện
0,5đ



- - Kết thúc truyện gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về cái
chết bất ngờ của Lão Hạc. Đó là một cái chết đau đớn, thê thảm đầy thương tâm.
1đ



- Cái chết ấy làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp của Lão Hạc đó là đạo làm người, đạo làm cha.
1,5đ



- Cái chết của Lão Hạc là lời tố cáo xã hội phong kiến đương thời
0,5 đ



- Cái chết ấy đã khiến cho ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn như sự hiểu lầm của ông giáo trước đây vì còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa khác đó là những con người có nhân cách cao đẹp như Lão Hạc mà không được sống.
1đ



- Qua đó nhắc khẽ mỗi chúng ta về cách đánh giá con người không nên chỉ nhìn nhận qua vẻ bề ngoài
1đ



- Thể hiện sâu sắc sự đồng cảm xót thương, thái độ trân trọng và niềm tin của Nam Cao vào con người. Cuộc sống dù có khốn khó vẫn có những con người giữ trọn vẹn thiện lương.
1đ



-Với kết thúc này Nam Cao đã khẳng định phẩm chất trong sáng cao đẹp của lão Hạc cũng là của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám, không những thế mà còn phản ánh thực trạng bất công của xã hội đương thời,đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Kết thúc này đã góp phần quan trọng tạo nên thành công của tác phẩm
1đ

2
Hình thức
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài.
- Biết cách làm bài nghị luận văn học với bố cục rõ ràng,
bài viết có ba phần: (MB; TB; KB); kết cấu các phần hợp lý, diễn đạt tốt không mắc lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
1đ


Nội dung
a, Khái niệm thơ Đường luật: Là thể thơ do các thi sĩ đời Đường của Trung Quốc sáng tạo nên. Có quy định chặt chẽ về niêm về luật về đối và về vần.
1,5đ



b, Phân loại: Thơ Đường rất đa dạng và phong phú nhưng dự trên những căn cứ về số câu, số chữ mà người ta chia ra thành từng loại trong đó loại Thất ngôn bát cú là tiêu biểu hơn cả.
0,5đ



c, Hình thức nhận diện thể thơ: Mỗi bài thường gồm có tám câu và mỗi câu thơ gồm có bảy chữ.
1đ



d, Đặc điểm cụ thể của thể thơ : (Phải có niêm, luật, đối, vần)




* Niêm:
- Niêm nghĩa là dính, là sự liên hệ chặt chẽ về âm luật giữa hai câu thơ. Bài thơ chuẩn niêm là các chữ thứ hai của các cặp: 1- 8; 2-3; 4-5; 6-7 cùng thanh ( Cùng bằng hoặc cùng trắc). ( Dẫn chứng minh họa)
- Cũng có những bài có thể có điểm "phá cách" ( Không theo luật) nhưng các thi sĩ kị nhất là thất niêm ( Chữ thú hai của các cặp câu đã nêu lệch thanh nhau).
1đ



* Luật:
- Luật thơ là cách sắp đặt các tiếng bằng và trắc trong một dòng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Kim Thoa
Dung lượng: 83,11KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)