đề thi hsg lớp 8.5
Chia sẻ bởi Phạm Thị Kim Thoa |
Ngày 12/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg lớp 8.5 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT TP. NINH BÌNH
Trường THCS NINH PHONG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 – 2010
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1: (8 điểm)
Mở đầu bài thơ : “ Nhớ con sông quê hương” Nhà thơ Tế Hanh viết:
“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng”
Hãy cảm nhận cái hay, cái đẹp từ bốn câu thơ trên.
Câu 2: (12 điểm)
Nhà phê bình Hoài Thanh có viết: “ Thơ Bác đầy trăng”. Hãy phân tích một số bài thơ của Bác để chứng minh nhận xét trên.
............................. Hết...............................
Người ra đề
Duyệt của tổ CM
Duyệt của BGH
PHÒNG GD & ĐT TP. NINH BÌNH
Trường THCS NINH PHONG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 – 2010
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
( 8điểm)
1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết viết đoạn văn cảm nhận về cái hay, cái đẹp của các biện pháp tu từ và giá trị biểu đạt của nó trong đoạn thơ; diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc, đúng chính tả và ngữ pháp.
2.Yêu cầu về nội dung và cho điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng.
- Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao!
- Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ.
Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc.
-> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách.
Lưu ý: Nếu học sinh diễn đạt chưa đảm bảo được những yêu cầu về kỹ năng, nội dung chưa sâu, giám khảo có thể trừ điểm một cách hợp lý.
1,5 điểm
2,0 điểm
2,0 điểm
1,5 điểm
1 điểm
Câu 2
(12điểm)
Về hình thức: bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận , có luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Về nội dung:
*Mở bài:
- Giới thiệu về trăng trong thơ Bác
- Trích lời nhận định của Hoài Thanh: Thơ Bác đầy trăng
* Thân bài: .
Trong thơ Bác trăng xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh:
- Vầng trăng chiến khu được thể hiện qua các bài thơ : Rằm tháng giêng, cảnh khuya.
+ Ở bài thơ “Rằm tháng giêng” người đọc bắt gặp một không gian tràn ngập ánh trăng, đó là cảnh trăng trên sông nước mùa xuân. Giữa nơi khói sóng của dòng sông, Bác bàn bạc việc quân để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp: trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thẳng, dù bận rộn việc quân, việc nước nhưng không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong thơ Bác, Cho thấy tình yêu thiên nhiên
Trường THCS NINH PHONG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 – 2010
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1: (8 điểm)
Mở đầu bài thơ : “ Nhớ con sông quê hương” Nhà thơ Tế Hanh viết:
“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng”
Hãy cảm nhận cái hay, cái đẹp từ bốn câu thơ trên.
Câu 2: (12 điểm)
Nhà phê bình Hoài Thanh có viết: “ Thơ Bác đầy trăng”. Hãy phân tích một số bài thơ của Bác để chứng minh nhận xét trên.
............................. Hết...............................
Người ra đề
Duyệt của tổ CM
Duyệt của BGH
PHÒNG GD & ĐT TP. NINH BÌNH
Trường THCS NINH PHONG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2009 – 2010
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
( 8điểm)
1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết viết đoạn văn cảm nhận về cái hay, cái đẹp của các biện pháp tu từ và giá trị biểu đạt của nó trong đoạn thơ; diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc, đúng chính tả và ngữ pháp.
2.Yêu cầu về nội dung và cho điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng.
- Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao!
- Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ.
Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc.
-> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách.
Lưu ý: Nếu học sinh diễn đạt chưa đảm bảo được những yêu cầu về kỹ năng, nội dung chưa sâu, giám khảo có thể trừ điểm một cách hợp lý.
1,5 điểm
2,0 điểm
2,0 điểm
1,5 điểm
1 điểm
Câu 2
(12điểm)
Về hình thức: bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận , có luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Về nội dung:
*Mở bài:
- Giới thiệu về trăng trong thơ Bác
- Trích lời nhận định của Hoài Thanh: Thơ Bác đầy trăng
* Thân bài: .
Trong thơ Bác trăng xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh:
- Vầng trăng chiến khu được thể hiện qua các bài thơ : Rằm tháng giêng, cảnh khuya.
+ Ở bài thơ “Rằm tháng giêng” người đọc bắt gặp một không gian tràn ngập ánh trăng, đó là cảnh trăng trên sông nước mùa xuân. Giữa nơi khói sóng của dòng sông, Bác bàn bạc việc quân để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp: trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thẳng, dù bận rộn việc quân, việc nước nhưng không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong thơ Bác, Cho thấy tình yêu thiên nhiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Kim Thoa
Dung lượng: 69,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)