ĐỀ THI HSG -LÔP 8- 2012-13

Chia sẻ bởi Lò Thị Sơn | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG -LÔP 8- 2012-13 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS NÀ NHẠN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN: Ngữ văn –Lớp 8
(Thời gian làm bài 120 phút)
MÃ 01



ĐỀ BÀI

Câu1:( 3 điểm)
Hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào qua hai bài thơ:Tức cảnh Pác Bó và Ngắm Trăng?
Câu 2 :( 5 điểm)
Em hãy tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của các biện pháp tu từ đó trong các câu thơ sau:
" Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm"
("Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)
Câu3:(12điểm)
Sách là tài sản quý giá, là bạn tốt của con người. Em hãy viết một bài thuyết phục bạn thân chăm chỉ đọc sách.
BÀI LÀM

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM – ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG – MÃ 01

Câu
Hướng dẫn chấm
Biểu điểm

Câu 1
(3 điểm)
H/S nêu được các ý cơ bản sau:
- Vẻ đẹp tâm hồn tuyệt vời của Bác Hồ, tâm trạng của một con người yêu thiên nhiên say đắm,vui thích được sống giữa thiên nhiên của đất nước mỡnh. Tâm hồn nghệ sĩ ấy đó bồn chồn náo nức trong một đêm trăng đẹp giữa chốn lao tù" Đối thử lương tiêu nại nhược hà
- Tâm hồn nghệ sĩ nhưng Bác Hồ trước sau vẫn là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Qua hai bài thơ của người toát lên một tinh thần lạc quan, một nghị lực cách mạng phi thường vượt lên mọi gian khổ vật chất để tìm thấy niềm vui lớn lao chân chính sảng khoái ung dung trong công việc cách mạng.
- Giữa hang sâu trong rừng vắng, Người vẫn là "sang".Bị giam trong ngục, Người vẫn say sưa ngắm trăng. Như vậy qua hai bài thơ nhỏ đó cho thấy một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn: Bác Hồ vừa là chiến sĩ cách mạng vừa rất nghệ sĩ.(1 điểm)


1 điểm




1 điểm



1 điểm


Câu 2
( 5 điểm)

- Học sinh tìm được đúng, đủ các biện pháp tu từ :
-" Bão bùng ": hình ảnh tượng trưng cho sự gian khổ, khó khăn.
-Tre được nhân hoá:" Thân bọc lấy thân"," tay ôm tay níu"...
- Điệp từ:" Thân" và" tay" được láy lại hai lần.

* Giá trị biểu đạt biểu cảm:
Tre không chỉ là vẻ đẹp thân mật của làng quê mà cũng là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của người nông dân Việt Nam, trong "bão bùng " gian khổ, biết yêu thương đoàn kết, che chở nhau" Thân bọc lấy thân", bảo vệ nhau" tay ôm tay níu" để cùng tồn tại, phát triển và sống trong hạnh phúc. Điệp từ làm cho ý thơ được nhấn mạnh, gịong thơ êm ái, nhịp nhàng, gợi cảm. Niềm thương mến và tự hào của tác giả được diễn tả trong một vần thơ hàm xúc, hình tượng và truyền cảm sâu sắc.


1 điểm
1 điểm
1 điểm

2 điểm

Câu 3:
( 12 điểm)
* Yêu cầu về hinh thức.
- Bài viết cần kết hợp nghị luận giải thích với bình luận, chứng minh để tăng sức thuyết phục.
- Lí lẽ, lập luận cần chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể.
- Bài viết phải cú bố cục ba phần rõ ràng.
- Văn viết mạch lạc, giàu cảm xúc.
* Yêu cầu về nội dung.
Cần vận dụng những hiểu biết của mình về tác dụng của sách đối với đời sống con người để lập luận, giúp bạn hiểu sách quý giá với con người như thế nào.
a. Mở bài:
- Sách kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người, sách nơi kết tinh những tư tưởng tình cảm tha thiết nhất của con người.Sách là công cụ, phương tiện để giao tiếp, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại...
b.Thân bài
- Sách là sản phẩm trí tuệ của con người.
- Sách là tài sản vô cùng quý giá.
+ Lưu giữ kiến thức phong phú
+ Giúp con người cập nhật thông tin một cách đơn giản và nhanh nhất.
+ Sách đưa ta đến chân trời kiến thức vô tận, mở rộng tầm hiểu biết của ta ở mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống, là chìa khoá mở ra tri thức.
+đưa ta đến những cảm xúc lãng mạn, những tình cảm tốt đẹp, giáo dục ta thành người tốt.
*
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lò Thị Sơn
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)