De thi HSG lop 5

Chia sẻ bởi Nguyễn T Thu Hoà | Ngày 10/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: De thi HSG lop 5 thuộc Tiếng Anh 6

Nội dung tài liệu:

Đề kháo sát HSG Tiếng Việt 5 (Lần III)


Câu 1.Từ nào dưới đây có tiếng “đồng” không có nghĩa là “cùng”?
Đồng hương, Thần đồng, Đồng nghĩa, Đồng chí
Câu 2. Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Câu 3. Trong các từ ngữ sau: “Chiếc dù, chân đê, xua xua tay” những từ nào mang nghĩa chuyển?
Câu 4. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu?
A. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
B. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
C. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
D. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
Câu 5. Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai là gì ?
A. Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội.
B. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.
C. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.
D. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
Câu 6.
Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng mọi người gọi nhau í ới.
b. Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới.
Câu 7. Trong bài Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết:
Rừng cọ ơi ! rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương như thế nào?







A. Hướng dẫn chung
đáp án Chấm lần III
Câu 1. B( 1 điểm)
Câu 2. C( 1 điểm)
Câu 3. A( 1 điểm)
Câu 4. D ( 1 điểm)
Câu 5. B ( 1 điểm)

Câu 6: (3 điểm). Tìm đúng các bộ phận, mỗi câu đúng cho 1.5 điểm
a, Tiếng mưa rơi / lộp độp, tiếng mọi người gọi nhau/ í ới.
CN VN CN VN
b, Mưa/ rơi lộp độp, mọi người/ gọi nhau í ới.
CN VN CN VN

Câu 7: (2 điểm)
Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân(“ Rừng cọ ơi! rừng cọ!”), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “ Mặt trời xanh của tôi” dòng thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dài trông xa như “mặt trời” đang toả chiếu “những tia nắng xanh”) mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn T Thu Hoà
Dung lượng: 29,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)