ĐỀ THI HSG LI 8

Chia sẻ bởi Hà Thị Hồng Hoè | Ngày 14/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG LI 8 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
PHẦN I : ĐỘNG HỌC
A. TĨM TẮT KIẾN THỨC
1.Chuyển động cơ học:
Định nghĩa:
2. Vận tốc: Vận tốc đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động Công thức: (1)
* Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của thời gian (t) và đơn vị của quãng đường (S); km/h; m/s.
* 1m/s = 3,6 km/h; 1Km/h = 0,28 m/s
3. Chuyển động thẳng đều.
b.Quảng đường chuyển động trong CĐ thẳng đều
Biểu thức: S = v.t .
Đồ thị:





Chú ý: Đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ và hướng lên
c. Tọa độ của vật chuyển động thẳng đều
Xét chuyển động thẳng đều của một vật trên đường thẳng AB.





Gắn vào đường thẳng AB một trục tọa độ  . Có O tùy ý, phương trùng với AB, chiều tùy ý (Giả thiết chọn là từ A đến B). Giả sử tại thời điểm t=t0 vật đang ở vị trí M0 và có tọa độ x0. Từ đây vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Ở thời t bất kỳ vật ở vị trí Mt có tọa độ x.
Nhiệm vụ của vật lý là tìm một phương trình mô tả sự biến đổi tọa độ x của vật theo thời gian. Phương trình đó gọi là phương trình tọa độ hay phương trình chuyển động của vật.
Ta xây dựng phương trình:
Từ hình vẽ ta có: x = x0 + M0Mt có M0Mt = v.(t-t0) vậy ta được
x = x0 + v.(t-t0) (2)
Chú ý: 1./Với x0: Nếu   thì x0>0 Nếu   thì x0<0
2./Với vận tốc v: Nếu vật chuyển động cùng chiều dương thì v>0 ngược lại v<0
3./ t0 là thời điểm khi ta bắt đầu khảo sát chuyển động của vật ta có thể tùy chọn giá trị của nó. Thông thường chọn t0=0 khi đó phương trình chuyển động của vật là:
x = x0 + vt (3)
Đồ thị tọa độ - thời gian của vật chuyển động thẳng đều
Từ phương trình (3) ta thấy x biến thiên theo hàm bậc nhất đối với thời
gian t do vậy đồ thị tọa độ - thời gian là một đường thẳng.
Xét 2 chuyển động
Chuyển động cùng chiều dương ta có đồ thị là:
Chuyển động ngược chiều dương ta có đồ thị là:
Xác định vị trí và thời điểm các vật gặp nhau hoặc thời điểm và vị trí các vật cách nhau một khoảng cho trước.
I. Phương pháp giải:
Có hai cách giải cơ bản đối với dạng toán này
Cách 1. Dùng công thức đường đi.
a/- Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều : Khi gặp nhau, tổng quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu của 2 vật .
A S B S1

/////////////////////////////////////////////////////////

Ta có : S1 là quãng đường vật A đã tới G
S2 là quãng đường vật A đã tới G
AB là tổng quang đường 2 vật đã đi. Gọi chung là S = S1 + S2
Chú y : Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau : t = t1 = t2
Tổng quát lại ta có :
V1 = S1 / t1 S1 = V1. t1 t1 = S1 / V1
V2 = S2 / t2 S2 = V2. t2 t2 = S2 / V2
S = S1 + S2
(Ở đây S là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của 2 vật)
b/- Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều :
Khi gặp nhau, hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa 2 vật :
S1


G



Ta có : S1 là quãng đường vật A đi tới chổ gặp G S2 là quãng đường vật B đi tới chổ gặp G S là hiệu quãng đường của các vật đã đi và cũng là khỏng cách ban đầu của 2 vật.
Tổng quát ta được :
V1 = S1 / t1 S1 = V1. t1 t1 = S1 / V1
V2 = S2 / t2 S2 = V2. t2 t2 = S2 / V2
S = S1 - S2 Nếu ( v1 > v2 )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Hồng Hoè
Dung lượng: 1,28MB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)