De thi HSG huyen lớp 5 môn TV.doc
Chia sẻ bởi Lê Trọng Châu |
Ngày 12/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: De thi HSG huyen lớp 5 môn TV.doc thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỐ BD
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 5
Môn: Tiếng Việt - Năm học 2009 - 2010
(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1. Xếp các từ được gạch chân dưới đây vào các nhóm danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ.
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Câu 2. Tìm đại từ trong đoạn trích sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:
Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười:
- Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì thế?
- À, nó bảo với tớ rằng người xấu là những kẻ chạy bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo.
(Lép Tôn-xtôi)
Câu 3:
a) Em hiểu như thế nào về nội dung câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”?
b) Viết từ 2 đến 3 câu nói về lời khuyên của ông bà hoặc bố mẹ đối với con cháu, trong đó có dùng câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
Câu 4. Dựa vào ý thơ sau đây để viết thành một đoạn văn tả cảnh ngôi làng:
“Làng tôi mươi chục nóc nhà tranh
Một ngọn chùa cao, một nóc đình
Một rặng tre già vươn chót vót
Một dòng sông trắng chảy vòng quanh.
Thôn tôi cạnh một chiếc cầu tre
Chiếc miếu con con quạt gió hè
Những buổi trưa nào cao tiếng sáo
Trâu bò nằm ngủ lắng tai nghe.”
( Đoàn Văn Cừ)
Câu 5. Hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chống Mĩ được nhà thơ Bằng Việt gợi tả qua những câu thơ trong bài “Mẹ” như sau:
“Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng.Tiếng chân đi rất nhẹ
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
…
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà.”
Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ chiến sĩ qua hai khổ thơ trên.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỘC HÀ
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT
*************
Câu 1: (4 điểm) Học sinh tìm đúng:
Danh từ: cô bé, thầy giáo, dàn đồng ca, bộ, quần áo.
Động từ: loại, mặc.
Tính từ: gầy, thấp, bẩn, cũ, rộng.
Quan hệ từ: vừa… vừa…, tại.
Câu 2: (2 điểm) Tìm đúng đại từ cho 1 điểm, nói rõ được từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào trong đoạn trích cho 1 điểm. Cụ thể:
cậu (danh từ được dùng như đại tư thay thế cho “người bị nạn”);
nó (đại từ, thay thế “con gấu”);
tớ (đại từ, chỉ “người bị bạn bị nạn”).
Câu 3: (2 điểm) Yêu cầu: Học sinh giải thích đúng nghĩa cho 1 điểm; đặt câu đúng yêu cầu và đúng ngữ pháp cho 1 điểm. Chẳng hạn:
a) “Cái nết đánh chết cái đẹp” có nghĩa là: nết na quý hơn sắc đẹp.
b) Ví dụ: Thấy chị tớ ăn diện, có lần bà tớ nói: “Cháu nhớ đừng có đua đòi ăn diện, quần nọ áo kia. Chăm ngoan học giỏi mới là điều quan trọng. Cái nết đánh chết cái đẹp đấy cháu ạ.”
Câu 4: (5 điểm)
a) Dựa vào ý thơ học sinh viết được một bài văn tả cảnh ngôi làng với những hình ảnh quen thuộc (chùa, đình , rặng tre già, dòng sông, tiếng sáo, trâu bò,…). Học sinh có thể lồng để tả được cảnh làng của em vừa có nét cổ kính trên, vừa có nét hiện đại (có nhà tầng, ánh điện,…).
b) Viết câu đúng ngữ pháp, lời văn mạch lạc, trôi chảy, sử dụng từ ngữ phong phú, cảm xúc chân thành,… chữ viết đẹp, đúng chính tả.
Lưu ý: Căn cứ vào bài làm cụ thể của mỗi học sinh tổ chấm có thể cho các em mức điểm: 0 - 0,5… 4,5 – 5.
Câu 5: (6 điểm)
Gợi ý:
Hình ảnh người mẹ chiến sĩ được gợi tả
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 5
Môn: Tiếng Việt - Năm học 2009 - 2010
(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1. Xếp các từ được gạch chân dưới đây vào các nhóm danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ.
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Câu 2. Tìm đại từ trong đoạn trích sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:
Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười:
- Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì thế?
- À, nó bảo với tớ rằng người xấu là những kẻ chạy bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo.
(Lép Tôn-xtôi)
Câu 3:
a) Em hiểu như thế nào về nội dung câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”?
b) Viết từ 2 đến 3 câu nói về lời khuyên của ông bà hoặc bố mẹ đối với con cháu, trong đó có dùng câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
Câu 4. Dựa vào ý thơ sau đây để viết thành một đoạn văn tả cảnh ngôi làng:
“Làng tôi mươi chục nóc nhà tranh
Một ngọn chùa cao, một nóc đình
Một rặng tre già vươn chót vót
Một dòng sông trắng chảy vòng quanh.
Thôn tôi cạnh một chiếc cầu tre
Chiếc miếu con con quạt gió hè
Những buổi trưa nào cao tiếng sáo
Trâu bò nằm ngủ lắng tai nghe.”
( Đoàn Văn Cừ)
Câu 5. Hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chống Mĩ được nhà thơ Bằng Việt gợi tả qua những câu thơ trong bài “Mẹ” như sau:
“Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng.Tiếng chân đi rất nhẹ
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
…
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà.”
Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ chiến sĩ qua hai khổ thơ trên.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỘC HÀ
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT
*************
Câu 1: (4 điểm) Học sinh tìm đúng:
Danh từ: cô bé, thầy giáo, dàn đồng ca, bộ, quần áo.
Động từ: loại, mặc.
Tính từ: gầy, thấp, bẩn, cũ, rộng.
Quan hệ từ: vừa… vừa…, tại.
Câu 2: (2 điểm) Tìm đúng đại từ cho 1 điểm, nói rõ được từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào trong đoạn trích cho 1 điểm. Cụ thể:
cậu (danh từ được dùng như đại tư thay thế cho “người bị nạn”);
nó (đại từ, thay thế “con gấu”);
tớ (đại từ, chỉ “người bị bạn bị nạn”).
Câu 3: (2 điểm) Yêu cầu: Học sinh giải thích đúng nghĩa cho 1 điểm; đặt câu đúng yêu cầu và đúng ngữ pháp cho 1 điểm. Chẳng hạn:
a) “Cái nết đánh chết cái đẹp” có nghĩa là: nết na quý hơn sắc đẹp.
b) Ví dụ: Thấy chị tớ ăn diện, có lần bà tớ nói: “Cháu nhớ đừng có đua đòi ăn diện, quần nọ áo kia. Chăm ngoan học giỏi mới là điều quan trọng. Cái nết đánh chết cái đẹp đấy cháu ạ.”
Câu 4: (5 điểm)
a) Dựa vào ý thơ học sinh viết được một bài văn tả cảnh ngôi làng với những hình ảnh quen thuộc (chùa, đình , rặng tre già, dòng sông, tiếng sáo, trâu bò,…). Học sinh có thể lồng để tả được cảnh làng của em vừa có nét cổ kính trên, vừa có nét hiện đại (có nhà tầng, ánh điện,…).
b) Viết câu đúng ngữ pháp, lời văn mạch lạc, trôi chảy, sử dụng từ ngữ phong phú, cảm xúc chân thành,… chữ viết đẹp, đúng chính tả.
Lưu ý: Căn cứ vào bài làm cụ thể của mỗi học sinh tổ chấm có thể cho các em mức điểm: 0 - 0,5… 4,5 – 5.
Câu 5: (6 điểm)
Gợi ý:
Hình ảnh người mẹ chiến sĩ được gợi tả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trọng Châu
Dung lượng: 40,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)