Đề thi HSG huyen Ha Hoa năm hoc 2014 -2015
Chia sẻ bởi Bùi Lê Thục Nguyên |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG huyen Ha Hoa năm hoc 2014 -2015 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3.0 điểm)
Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Vận dụng những kiến thức về tu từ từ vựng để phân tích cái hay của đoạn thơ trên ?
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ:
“Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
(Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy)
Câu 3 (12.0 điểm)
Sự vận động của cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
TRƯỜNG THCS ĐỘNG LÂM
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 – NĂM HỌC: 2014 – 2015
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề. * Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
CÂU
MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH
ĐIỂM
Câu 1
(3điểm)
- Chỉ rõ biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ: “Nghe” nhấn mạnh cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa quen thuộc ở một xóm nhỏ.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Từ sự cảm nhận của các cơ quan thị giác, cảm giác, thính giác khiến mọi vật lung linh thân thương hơn, tâm hồn người chiến sĩ phong phú hơn, tiếp sức cho bước chân người chiến sĩ trên đường hành quân. Tiếng gà trưa còn gợi lại kỉ niệm tuổi ấu thơ của người chiến sĩ với bà, với gia đình, quê hương.
0,5
1,0
1,5
Câu 2
(5điểm)
1. Về kĩ năng: - Viết được một bài văn cảm thụ có bố cục đủ ba phần, thể hiện được sự cảm thụ tinh tế về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
2. Về kiến thức:
2.1. Mở bài: Cảm nhận chung về đoạn thơ.
2.2. Thân bài: - Bức tranh đồng quê mùa gặt được khắc họa bằng những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm).
- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”). - Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu.
2.3. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ.
0,5
1,5
1,5
1,0
0,5
Câu 3
(12 điểm)
1. Về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Bố cục đủ ba phần, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, chọn lọc, lập luận thuyết phục. - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. 2. Về kiến thức: 2.1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích
MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3.0 điểm)
Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Vận dụng những kiến thức về tu từ từ vựng để phân tích cái hay của đoạn thơ trên ?
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ:
“Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
(Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy)
Câu 3 (12.0 điểm)
Sự vận động của cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
TRƯỜNG THCS ĐỘNG LÂM
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 – NĂM HỌC: 2014 – 2015
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề. * Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
CÂU
MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH
ĐIỂM
Câu 1
(3điểm)
- Chỉ rõ biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ: “Nghe” nhấn mạnh cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa quen thuộc ở một xóm nhỏ.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Từ sự cảm nhận của các cơ quan thị giác, cảm giác, thính giác khiến mọi vật lung linh thân thương hơn, tâm hồn người chiến sĩ phong phú hơn, tiếp sức cho bước chân người chiến sĩ trên đường hành quân. Tiếng gà trưa còn gợi lại kỉ niệm tuổi ấu thơ của người chiến sĩ với bà, với gia đình, quê hương.
0,5
1,0
1,5
Câu 2
(5điểm)
1. Về kĩ năng: - Viết được một bài văn cảm thụ có bố cục đủ ba phần, thể hiện được sự cảm thụ tinh tế về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
2. Về kiến thức:
2.1. Mở bài: Cảm nhận chung về đoạn thơ.
2.2. Thân bài: - Bức tranh đồng quê mùa gặt được khắc họa bằng những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm).
- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”). - Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu.
2.3. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ.
0,5
1,5
1,5
1,0
0,5
Câu 3
(12 điểm)
1. Về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Bố cục đủ ba phần, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, chọn lọc, lập luận thuyết phục. - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. 2. Về kiến thức: 2.1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Lê Thục Nguyên
Dung lượng: 68,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)