De thi HSG huyen

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiền | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: de thi HSG huyen thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian: 150phút
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Đọc đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt đầu ý trả lời đúng
1. Trong câu thơ tả Mã Giám Sinh: "Quá niên trạc ngoài tứ tuần. Mày râu nhẵn nhục áo quần bảnh bao", tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?
A. Ước lệ B. Tả thực C. Ước lệ và tả thực
2. Chân dung Mã Giám Sinh trong đoạn trích được khắc họa trên những phương diện nào?
A. Ngoại hình C. Cử chỉ, thái độ
B. Cách nói năng D. Tất cả các phương diện trên
3. Nhận xét nào sau đây đúng với nhân vật Mã Giám Sinh?
A. Là một người đàn ông đứng tuổi, giàu có.
B. Là một chàng công tử ăn chơi luôn ném tiền qua cửa sổ
C. Là một gã côn đồ thô lỗ
D. Là một gã trai lơ, vô học, thô lỗ.
4. Để lột tả bản chất của Mã Giám Sinh, Nguyễn Du đã sử dụng thủ pháp đối lập. ý nào dưới đây là đúng với nhận xét trên?
A. Đối lập giữa Mã Giám Sinh với gia đình Kiều
B. Đối lập giữa vai trò Mã Giám Sinh đang đóng với lời nói cử chỉ, hành vi của gã.
C. Đối lập Mã Giám Sinh với bọn tôi tớ.
Câu 2: Em đã đọc các chú thích văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Hãy điền Đ (đúng), S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu.
A. Nguyễn Đình Chiểu sống trọn trong thời kỳ lịch sử đau thương mà vĩ đại của dân tộc, thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và bình định đất nước ta (
B. Nguyễn Đình Chiểu vừa là một thầy giáo, một thầy thuốc, vừa là một nhà thơ (
C. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến (
D. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông sáng tác thơ văn là để tuyên truyền đạo đức và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí đánh giặc cứu nước. (
E. Câu thơ “Lời quê chắp nhặt dông dài – mua vui cũng được một vài trống canh” là của Nguyễn Đình Chiểu (
F. Câu thơ “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm - đâm mấy thằng gian bút chẳng tà của Nguyễn Đình Chiểu”. (
G. Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm bác học (
H. Truyện Lục Vân Tiên được viết nhằm mục đích trực tiếp là truyền dạy đạo lý làm người. (
Câu 3:
1. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có sự kết hợp những yếu tố nào sau đây? Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý đúng:
A. Biểu cảm với miêu tả B. Biểu cảm với tự sự
C. Biểu cảm với nghị luận D. Biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận
2. Tay bà đã nhóm lên ngọn lửa hay chính là đã nhóm lên:
A. Tình thương yêu C. Sự sống và niềm tin
B. Niềm vui D. Cả A, B, C
Câu 4: Điền các từ: Truyền lửa, nhóm lửa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền
Dung lượng: 85,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)