Đề thi HSG huyện

Chia sẻ bởi Hồ Thái | Ngày 12/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG huyện thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút


Câu 1: (5.0 điểm)
Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong hai bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nguyễn Khoa Điềm và Con cò của Chế Lan Viên.
Câu 2: (3.0 điểm)
Từ xuân trong những câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? Nêu nghĩa của mỗi từ xuân ấy?
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
(Hồ Chí Minh)
Câu 3: (12.0 điểm)
Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:
“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh (...). Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.”
(Ngữ văn 6, Tập hai, trang 106-107).
Em hiểu như thế nào điều nhà văn nói ở trên? Qua nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân và nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ điều đó.
---------------- Hết ---------------

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 9


Câu 1: (5.0 điểm)
- Nêu được điểm chung trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong hai bài thơ:
Hai bài thơ đều đề cập đến tình mẹ con, đều ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Cách thể hiện cũng có điểm gần gũi, đó là dùng điệu ru, lời ru của người mẹ. (1.75 điểm).
- Nhưng nội dung tình cảm, cảm xúc ở mỗi bài lại mang nét riêng biệt.
(0.5 điểm)
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức khó khăn gian khổ ở chiến khu miền tây Thừa Thiên, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. (1.5 điểm).
- Con cò khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru. (1.25 điểm).
Câu 2: (3.0 điểm)
HS cần chỉ ra được:
- Từ xuân trong câu thơ Mùa xuân là tết trồng cây: nghĩa gốc (0.5 điểm), chỉ mùa xuân, chỉ thời tiết trong một năm (1.0 điểm).
- Từ xuân trong câu thơ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân: nghĩa chuyển (0.5 điểm), chỉ sức sống tràn đầy, tươi trẻ của đất nước (1.0 điểm).
Câu 3: (12.0 điểm)
1- Yêu cầu chung:
- Nội dung: Bài viết hiểu được lòng yêu nước theo nhận định của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua và làm sáng tỏ qua nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân và nhân vật anh thanh niên trọng truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận, bố cục hợp lí, giữa các luận điểm có sự liên kết, trình bày mạch lạc, rõ ràng.
2- Yêu cầu cụ thể:
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải làm nổi bật được: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật bình thường nhất... Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
a- Giới thiệu sơ bộ nhận định của nhà văn Nga về lòng yêu nước..., một số nhà văn nước ta cũng thể hiện rất rõ lòng yêu nước qua nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân và anh thanh niên trọng truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
b- Phần giải thích.
- Yêu nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thái
Dung lượng: 50,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)