ĐỀ THI HSG HUYỆN
Chia sẻ bởi Lê Ngọc Nam |
Ngày 11/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG HUYỆN thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Câu 1: (2 điểm)
Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.”
( Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Câu 2: (3 điểm)
Ngợi ca sự hy sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch thành cổ Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết:
“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.”
(Lê Bá Dương,Lời người bên sông)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn (khoảng một trang giấy thi). . Câu 3: (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”
Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) và “Lão Hạc” (Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
———————Hết——————
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8, NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1: (2 điểm)
Các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp từ (mỗi) (0,25đ); Câu hỏi tu từ (người thuê viết nay đâu) (0,25đ); nhân hóa (giấy buồn, mực sầu) (0,25đ)
Phân tích tác dụng:
- Điệp từ : thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ (0,25đ). Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết (0,25đ).
- Câu hỏi tu từ: không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn… (0,25đ)
- Nhân hóa: cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên)(0,25đ), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ, cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng (0,25đ).
Câu 2: (3 điểm)
HS có thể diễn đạt bằng những cách khác nhau. Về đại thể, cần nêu được những cảm nhận sau đây:
1. Hai dòng thơ đầu là lời nhắn nhủ của tác giả với những người hôm nay (Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ) như sợ những mái chèo lên dòng Thạch Hãn làm đau những hài cốt của những người lính liệt sĩ vẫn còn nằm lại đáy sông ( Đáy sông còn đó bạn tôi nằm ). Hai dòng thơ gián tiếp nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hy sinh cao đẹp của những người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm nay về sự hy sinh cao đẹp đó. (1đ)
2. Hai dòng thơ tiếp theo tác giả đã khái quát, nâng cao tầm vóc cao đẹp của sự hy sinh : những người lính hy sinh đã hóa thân vào “ dáng hình xứ sở” ( Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm ). Ý nghĩa của sự hy sinh đó, vì thế tồn tại vĩnh hằng trong lòng nhân dân; đi mãi cùng thời gian và không gian của đất nước, của dân tộc. (1đ)
3. Cảm nhận được một số đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ thiết tha và sâu lắng; nhịp thơ biến đổi từ nhịp 2/2/3 sang nhịp 3/4; thủ pháp hoán dụ ( có tuổi hai mươi), ẩn dụ (thành sóng nước/ vỗ yên bờ bãi )… (1đ)
Câu 3: (5 điểm)
1/ Kỹ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về một tác phẩm văn học.
- Các em phải biết lập luận chặt chẽ, dùng lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng phong phú, cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề.
- Hiểu đúng vấn đề, bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm lôgíc, diễn đạt mạch lạc, quan tâm đến lối viết câu và lỗi chính tả.
- Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết.
2/ Kiến thức: Gợi ý bố cục như sau:
- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Câu 1: (2 điểm)
Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.”
( Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Câu 2: (3 điểm)
Ngợi ca sự hy sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch thành cổ Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết:
“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.”
(Lê Bá Dương,Lời người bên sông)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn (khoảng một trang giấy thi). . Câu 3: (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”
Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) và “Lão Hạc” (Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
———————Hết——————
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8, NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1: (2 điểm)
Các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp từ (mỗi) (0,25đ); Câu hỏi tu từ (người thuê viết nay đâu) (0,25đ); nhân hóa (giấy buồn, mực sầu) (0,25đ)
Phân tích tác dụng:
- Điệp từ : thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ (0,25đ). Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết (0,25đ).
- Câu hỏi tu từ: không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn… (0,25đ)
- Nhân hóa: cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên)(0,25đ), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ, cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng (0,25đ).
Câu 2: (3 điểm)
HS có thể diễn đạt bằng những cách khác nhau. Về đại thể, cần nêu được những cảm nhận sau đây:
1. Hai dòng thơ đầu là lời nhắn nhủ của tác giả với những người hôm nay (Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ) như sợ những mái chèo lên dòng Thạch Hãn làm đau những hài cốt của những người lính liệt sĩ vẫn còn nằm lại đáy sông ( Đáy sông còn đó bạn tôi nằm ). Hai dòng thơ gián tiếp nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hy sinh cao đẹp của những người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm nay về sự hy sinh cao đẹp đó. (1đ)
2. Hai dòng thơ tiếp theo tác giả đã khái quát, nâng cao tầm vóc cao đẹp của sự hy sinh : những người lính hy sinh đã hóa thân vào “ dáng hình xứ sở” ( Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm ). Ý nghĩa của sự hy sinh đó, vì thế tồn tại vĩnh hằng trong lòng nhân dân; đi mãi cùng thời gian và không gian của đất nước, của dân tộc. (1đ)
3. Cảm nhận được một số đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ thiết tha và sâu lắng; nhịp thơ biến đổi từ nhịp 2/2/3 sang nhịp 3/4; thủ pháp hoán dụ ( có tuổi hai mươi), ẩn dụ (thành sóng nước/ vỗ yên bờ bãi )… (1đ)
Câu 3: (5 điểm)
1/ Kỹ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về một tác phẩm văn học.
- Các em phải biết lập luận chặt chẽ, dùng lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng phong phú, cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề.
- Hiểu đúng vấn đề, bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm lôgíc, diễn đạt mạch lạc, quan tâm đến lối viết câu và lỗi chính tả.
- Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết.
2/ Kiến thức: Gợi ý bố cục như sau:
- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Ngọc Nam
Dung lượng: 57,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)