De thi hsg huûn

Chia sẻ bởi Mai Van Huy | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: de thi hsg huûn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


phòng giáo dục và đào tạo



đề thi chọn học sinh giỏi huyện
Môn: Ngữ Văn lớp 9
Năm học 2011- 2012
( Thời gian làm bài 150 phút)

Câu 1: ( 2,0 điểm)
Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều ở trích đoạn “ Chị em Thúy Kiều” ( trích “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
Câu 2: ( 3,0 điểm)
Cảm nhận của em về sự đồng điệu cảm xúc của nhà thơ Chế Lan Viên và Nguyễn Duy trong các đoạn thơ:
- " à ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi."
( Chế Lan Viên, Con cò)
- " Cái cò...sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
( Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Câu 3: (5,0 điểm)
Trong văn bản ” Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
( Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13- NXB GD 2005)
Qua “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy làm sáng tỏ “ điều mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem “góp vào đời sống”.

----Hết---
Họ và tên thí sinh:……………………………..Số báo danh……………
Chữ ký của giám thị 1:………………….Chữ ký của giám thị 2:………………..



Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu 1: ( 2 điểm)
Học sinh có thể làm theo những cách khác nhau nhưng phải nêu được các ý sau:
- Đều sử dụng bút pháp ước lệ quen thuộc trong văn học cổ (dùng hình tượng thiên nhiên đẹp nói vẻ đẹp của con người) để làm nổi bật vẻ đẹp lí tưởng của 2 chị em, cảm hứng ngợi ca của nhà thơ. Nhưng với mỗi một nhân vật, tác giả lại tạo một điểm nhấn khác nhau: Thúy Vân là sự “ trang trọng”, Thúy Kiều là sự “ sắc sảo, mặn mà”. Vì vậy, khi miêu tả Thúy Vân , tác giả tập trung miêu tả ngoại hình- những nét gợi vẻ đẹp tôn quý của nàng: gương mặt, nét ngài, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn da. Còn khi tả Thúy Kiều tác giả đặc tả vẻ đẹp đôi mắt của Thúy Kiều làm nổi bật sự tinh anh, khác thường trong vẻ đẹp của nàng.
- Đều xây dựng chân dung số phận nhưng với cách sử dụng từ ngữ tinh tế tác giả đã làm nổi bật thái độ khác nhau của thiên nhiên trước vẻ đẹp của 2 nàng và ngầm dự báo số phận khác nhau của họ: Vẻ đẹp của Vân khiến “mây thua”, “tuyết nhường” báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ; vẻ đẹp của Kiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Van Huy
Dung lượng: 39,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)