Đề thi HSG Hóa học lớp 9 Quảng Trị 2016-2017

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Tửu | Ngày 15/10/2018 | 293

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Hóa học lớp 9 Quảng Trị 2016-2017 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9 THCS
Khóa thi ngày 15 tháng 3 năm 2017
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề


Câu 1. (5,0 điểm)
1. Tìm 8 chất rắn khác nhau mà khi cho 8 chất đó tác dụng với dung dịch HCl thì có 8 chất khí khác nhau thoát ra. Viết phương trình hoá học minh họa.
2. Khi nung hoàn toàn chất A thu được chất rắn B màu trắng và khí C không màu. Chất B phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch D làm đỏ phenolphtalein. Khí C vẫn làm đục dung dịch D. Khi cho B tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao thu được chất E và giải phóng khí F. Cho E phản ứng với nước thu được khí không màu G. Khí G cháy cho nước và khí C. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Nung hỗn hợp X gồm a (mol) FeS và b (mol) FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Tính tỉ lệ a/b.
Câu 2. (5,0 điểm)
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra với mỗi trường hợp sau:
a) Cho dung dịch H2SO4 đặc vào đường saccarozo sau đó đun nhẹ
b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư
c) Cho Ure vào dung dịch nước vôi trong
d) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2
. 2. Hòa tan các chất gồm Na2O, NaHCO3, BaCl2 và NH4Cl có cùng số mol vào nước dư được dung dịch R và kết tủa Q. Hỏi dung dịch R và kết tủa Q chứa những chất gì ? Viết các phương trình phản ứng minh họa.
3. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp X gồm hai oxit của 2 kim loại thu được chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 1,50 gam kết tủa. Cho toàn bộ chất rắn A vào dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thì thu được dung dịch muối có nồng độ 11,243%, không có khí thoát ra và còn lại 0,96 gam chất rắn không tan. Viết phương trình phản ứng và xác định công thức của hai oxit, biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Câu 3. (4,0 điểm)
1. Chỉ dùng thêm một thuốc thử và bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất Ca, Al, MgO và Al2O3. Viết phương trình phản ứng minh họa.
2. Trộn 3 oxit kim loại là FeO, CuO và MO (M là kim loại chưa biết, chỉ có hóa trị II trong hợp chất) theo tỉ lệ mol là 5 : 3 : 1 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 23,04 gam A nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 360 ml dung dịch HNO3 nồng độ 3M, thu được V lít (đktc) khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa nitrat kim loại. Viết các phản ứng xảy ra, xác định kim loại M và tính giá trị V.
Câu 4. (6,0 điểm)
1. Từ nguyên liệu ban đầu là tinh bột, chất vô cơ và các điều điện cần thiết xem như có đủ. Hãy viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) điều chế polietilen, etylaxetat.
2. Có 3 chất hữu cơ A, B, D đều chứa 3 nguyên tố C, H, O và đều có M = 46. Trong đó A và B tan nhiều trong nước, A và B tác dụng với Na, B còn tác dụng với NaOH. D không tác dụng với Na, NaOH và được dùng trong y học để gây tê khi phẫu thuật. Xác định công thức cấu tạo của A, B, D.
3. Hỗn hợp khí X gồm 0,09 mol C2H2; 0,15 mol CH4 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni (thể tích Ni không đáng kể) thu được hỗn hợp khí Y gồm 5 chất khí. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thu được hỗn hợp khí Z có khối lượng mol phân tử trung bình bằng 16. Khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 0,82 gam. Viết các phương trình phản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Tửu
Dung lượng: 221,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)