đề thi HSG Hóa cực hot

Chia sẻ bởi Hoàng Công Nhân | Ngày 15/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: đề thi HSG Hóa cực hot thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
HUYỆN ĐỨC CƠ LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009-2010.
MÔN THI: HÓA HỌC
THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 01 trang)
Bài 1: (3,5điểm)
1. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, H và hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
C + E
+NaOH Biết H là thành phần chính của đá phấn; B là khí
A  B +NaOH +HCl H dùng nạp cho các bình chữa cháy(dập tắt lửa)
+NaOH D +F
2. Trình bày phương pháp tách
a. Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3, Al2O3, SiO2 ở dạng bột
b. Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe ở dạng bột
Với mỗi trường hợp chỉ dùng duy nhất một dung dịch chứa một hóa chất và lượng oxit hoặc kim loại cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu. Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có
Bài 2: (3,5điểm)
Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Na, Al và Fe.
Nếu cho hỗn hợp vào nước cho đến khi phản ứng xong thì thu được V lít khí.
Nếu cho lượng hỗn hợp đó vào dung dịch NaOH (dư) đến khi phản ứng xong thu được V lít khí.
Với lượng hỗn hợp đó cho vào dung dịch HCl (dư) đến khi phản ứng xong thì thu được V lít khí
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Xác định tỷ lệ số mol các kim loại có trong hỗn hợp? Biết rằng khí thu được ở các trường hợp trên đều ở điều kiện chuẩn.
Bài 3: (4,0 điểm)
1. Ngâm một thanh sắt có khối lượng 100 gam trong 400 gam dung dịch muối sunfat của kim loại R hóa trị II, nồng độ 16%. Sau khi toàn bộ lượng muối sunfat đã tham gia phản ứng, lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 103,2 gam.
Hãy xác định công thức hóa học muối sunfat của kim loại R. (Giả sử toàn bộ lượng kim loại sinh ra đều bám vào thanh sắt).
2. Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ số mol 3:1, biết 100ml dung dịch A được trung hòa bởi 50ml dung dịch NaOH có chứa 20 (g) NaOH/lít. Tính nồng độ mol/lit của mỗi axit trong A?
Bài 4: (5,0điểm)
Cho 18,5 gam hỗn hợp Z gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Z1 và còn lại 1,46 gam kim loại
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính nồng độ mol/lit của dung dịch HNO3.
c. Tính khối lượng muối trong dung dịch Z1.
Bài 5: (4,0điểm)
Hòa tan hoàn toàn 24,625 gam hỗn hợp muối gồm KCl, MgCl2 và NaCl vào nước, rồi thêm vào đó 300 ml dung dịch AgNO3 1,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B. Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch A, khi phản ứng kết thúc lọc tách riêng chất rắn C và dung dịch D. Cho toàn bộ chất rắn C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thấy khối lượng của chất rắn C giảm đi 1,92 gam. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 4 gam chất rắn E. Tính phần trăm khối lượng các muối có trong hỗn hợp ban đầu.
-----------------------Hết------------------------------
Lưu ý: Học sinh được sử dụng máy tính bỏ túi thông thường và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Công Nhân
Dung lượng: 41,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)