đề thi hsg hóa 9 phúc yên

Chia sẻ bởi Trương An | Ngày 15/10/2018 | 85

Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg hóa 9 phúc yên thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (LẦN 9)
PHÚC YÊN MÔN: HÓA HỌC
(đề gồm 2 trang) NĂM HỌC: 2017-2018
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
-----------------------------------------------------
Câu 1 (2 điểm):
1. Phân tử A có công thức XaYb. Tổng số hạt proton ở hạt nhân các nguyên tử trong A là 50, phân tử khối của A là 102 đvC. Trong nguyên tử X thì số nơtron hơn số proton 1 hạt, ở lớp ngoài cùng có 3 electron. Trong nguyên tử Y thì số proton bằng số nơtron, ở lớp ngoài cùng có 6 electron. X, Y đều thuộc chu kỳ nhỏ. Biết rằng khối lượng của 1 hạt proton xấp xỉ khối lượng 1 hạt nơtron và xấp xỉ 1 đvC.
Xác định công thức của A (chỉ dùng bảng tuần hoàn khi xác địn kí hiệu hóa học của X, Y).
2. Quan sát sắt tác dụng với khí clo (hình bên)
trả lời các câu hỏi sau:
a, Tại sao dây sắt làm thí nghiệm phải quấn dưới dạng lò xo ?
b, Tại sao phải đun nóng đỏ dây sắt trước khi cho vào
bình khí clo ?
c, Tại sao phải để lớp cát mỏng dưới đáy bình phản ứng ?
d, Nêu hiện tượng và giải thích thí nghiệm trên ?
Viết phương trình hóa học (nếu có)
Câu 2 (2,5 điểm):
1. Xác định công thức cấu tạo của A,B,D,E,F,G,K biết rằng chúng là các chất hữu cơ không chứa quá 3 nguyên tử C và không chứa halogen.Viết các phương trình phản ứng .
B E F (C2H6O)
A
D G K (C2H6O)
2. Một hợp kim X gồm kim loại M có lẫn tạp chất A, B, D với A là phi kim, B và D là kim loại. - Khi cho X vào dung dịch HCl dư thì chỉ có M và B tan cho ra dung dịch E có màu lục nhạt. Thêm NaOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa trắng xanh hoá nâu ngoài không khí và dung dịch F. Lại thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch F, lúc đầu thấy có kết tủa trắng đục, kết tủa này tan khi thêm dư dung dịch HCl.  - Khi cho X vào HNO3 đặc, nóng dư thì X phản ứng hoàn toàn tạo thành dung dịch G màu xanh và hỗn hợp 3 khí I, J, K. Cho hỗn hợp 3 khí này qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì I, J bị giữ lại và tạo thành kết tủa trắng L. Khí K gần như trơ ở nhiệt độ thường. Xác định các chất M, A, B, D, I, J, K, L và viết các phương trình phản ứng biểu diễn các phản ứng đã mô tả ở trên. Biết rằng M, B, D và A là các kim loại và phi kim thông dụng, trong đó B là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt tốt, dùng làm ấm nấu nước, soong chảo…I là khí màu nâu, J là khí không màu, không mùi.
Câu 3 (1,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 9,9 gam chất hữu cơ A chứa 3 nguyên tố, sản phẩm cháy (có nước) được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy có 20 gam kết tủa. Trong 1 thí nghiệm khác, người ta phân tích 9,9 gam A rồi cho sản phẩm phân tích vào dung dịch AgNO3 dư thì thấy tạo ra 28,7 gam kết tủa AgCl kết tủa.
1. Xác định công thức phân tử của A, vết công thức cấu tạo cúa A.
2. A được tạo từ chất hữu cơ B do B tác dụng với Cl2. Viết công thức cấu tạo của B và phương trình tạo ra A. Nếu lượng B tạo ra lượng A trên rồi thực hiện phản ứng trùng hợp thì thu được bao nhiêu gam sản phẩm, biết hiệu suất là 80%.
Câu 4 (1 điểm): Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 126 gam dung dịch HNO3 48% thu được dung dịch X( không chưa muối amoni). Cho X phản ứng với 400 ml dung NaOH 1M và KOH 0,5 M, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đén khối lượng không đổi thu được hỗn hợp 20 gam Fe2O3 và CuO. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp chất răn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 42,86 gam hỗn hợp chất rắn.Tính nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X ?
Câu 5 (1,5 điểm): Cho một bình kín dung tích là 11,2 lít; thực tế không đổi theo nhiệt độ chứa 12,8
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương An
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)