đề thi hsg hóa 9 phúc yên

Chia sẻ bởi Trương An | Ngày 15/10/2018 | 89

Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg hóa 9 phúc yên thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (LẦN 10)
PHÚC YÊN MÔN: HÓA HỌC
(đề gồm 2 trang) NĂM HỌC: 2017-2018
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
-----------------------------------------------------
Câu 1 (1,5 điểm):
1. Thế nào là độ tan? Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn và chất khí. Lập biểu thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ dung dịch bão hòa.
2. Hòa tan 126 gam tinh thể axit CxHy(COOH)n.2H2O vào 115 ml rượu etylic (d=0,8 g/ml) được dung dịch A. Lấy 10,9 gam dung dịch A cho tác dụng hết với Na vừa đủ, thu được chất rắn B và 3,36 lít H2 (đktc). Tính số gam chất rắn B và tìm công thức của axit.
Câu 2 (2 điểm):
1. Cho sơ đồ chuyển hoá sau :
B E

A A A

D R
Với A, B, D, E, R, M là kí hiệu các chất hữu cơ, vô cơ khác nhau. Viết các phương trình phản ứng và chỉ ra các chất đó (biết phân tử A chứa hai nguyên tử cacbon).
2. X, Y, Z là 3 hóa chất được dùng phổ biến làm phân bón hóa học. Chúng là các phân bón đơn để cung cấp 3 thành phần chính: đạm, lân và kali cho cây trồng. Ba hóa chất trên đều tan trong nước, biết:
( Dung dịch nước của X cho kết tủa màu trắng với dung dịch natri cacbonat dư.
( Khi cho dư dung dịch natri hidroxit vào dung dịch nước của Y và đun sôi, nhận thấy có mùi khai bay ra, nhưng cho dung dịch axit clohidric vào dung dịch Y thì không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Dung dịch Y cũng tạo kết tủa trắng với dung dịch bari clorua.
( Dung dịch nước của Z tạo kết tủa trắng với dung dịch bạc nitrat, nhưng không tạo kết tủa với dung dịch bari clorua.
Phỏng đoán thành phần hóa học của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học minh họa cho các thí nghiệm mô tả trên
Câu 3 (1,5 điểm):
1. Natri azua (NaN3) được điều chế từ đinitơ oxit, natri và khí amoniac. Sản phẩm phụ của phản ứng này còn có natri hidroxit và khí nitơ. Viết phương trình hóa học. Nếu cho 31,2 gam natri phản ứng với lượng dư amoniac và đinitơ oxit, thu được 21 gam natri azua. Tính hiệu suất của phản ứng này.
2. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ :
















Nếu cho AgNO3 vào các ống (1);(2);(3);(4), thì ở ống nào thu được kết tủa ? Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra ở các ống. Viết phương trình hóa học của thí nghiệm trên.
Câu 4 (1,5 điểm): Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó có hai chất với thành phần phầm trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02M , thu được 2,0 gam kết tủa trắng và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa. (Cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn)
a.Tính m và thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
b.Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hidrocacbon.
c.Tính thành phần % thể tích của 3 hidrocacbon trong hỗn hợp X.
Câu 5 (2 điểm): Cho m gam hỗn X gồm Fe và Al tan hoàn toàn trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M ( dư), thu được dung dịch Y và thoát ra 10,752 lít H2 ( đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,112 lít SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Thêm 0,1 mol NaNO3 vào dung dịch Y, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và thoát ra V lít khí NO ( đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tính khối lượng muối có trong Z
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương An
Dung lượng: 66,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)