DE THI HSG HOA 9 BINH LUC MOI

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 15/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG HOA 9 BINH LUC MOI thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Phòng gd&đt đề thi học sinh giỏi môn hoá học lớp 9
Huyện bình lục năm học 2008-2009
(Thời gian làm bài : 150 phút)
(Ngày thi 17/1/2009)
Câu 1: (4,0 đ)
1.Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Sục khí SO2 vào dung dịch Ba(HCO3)2
b. Kim loại Cu vào dung dịch Fe2 (SO4)3
c.Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch AlCl3
2. Cho Ba vào dung dịch đồng sun phát được kết tủa A, lọc lấy kết tủa A nung ngoài không khí được chất rắn B. Cho axit clohiđric dư vào B, đun nóng, sau đó lọc lấy dung dịch C.
-A,B,C gồm nhũng chất gì?
-Viết các phương trình phản ứng biểu diễn quá trình trên.
3.Từ FeS2, không khí, nước, muối ăn và xúc tác, phương tiện thích hợp, điều chế Fe2 (SO4)3, NaOH. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 2: (4 đ)
1.Sục từ từ x mol CO2 vào y mol dd KOH. Hỏi thu được những muối nào? Bao nhiêu gam?
2.Xác định các chất và hoàn thành các phương trình phản ứng:
FeS + A B(khí) + C
B + CuSO4 D (đen) + E
B + F G (vàng) + H
C + T(khí) L
L + KI C + M + N
Câu 3: (4 đ)
1.Làm thế nào để nhận biết các chất bột sau đây, chỉ được dùng thêm một thuốc thử và các phương tiện cần thiết: CuO, MnO2, Fe3O4, Ag2O, FeS, hốn hợp (Fe và FeO). Viết các phương trình phản ứng.
2.Dung dịch A chứa 9,125 g HCl, dung dịch B chứa 5,475 g HCl. Trộn dung dịch A vào dung dịch B được 2 lít dung dịch C. Tính nồng độ mol của các dung dịch A,B,C. Biết rằng nồng độ mol của dung dịch A hơn nồng độ mol của dung dịch B là 0,4 mol/lit.
Câu 4: (4đ)
1.Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R có hoá trị không đổi là n. Hoà tan 7,22 gam A bằng dung dịch HCl thu được 4,256 lít H2 (đktc) mặt khác hoà tan hoàn toàn 7,22 gam A bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 3,584 lít NO duy nhất (đktc). Xác định kim loại R.
2.Thêm từ từ dung dịch H2SO4 10% vào một cốc đựng muối cácbonát của kim loại hoá trị I, cho tới khi vừa thoát hết khí CO2 thu được một dung dịch muối sun phát có nồng độ 16,21%. Xác định công thức phân tử của muối cácbonát.
Câu 5: (4đ)
Hoà tan 1,42 g hợp kim Mg- Al – Cu bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,4 g chất rắn. Mặt khác, đốt nóng chất rắn C trong không khí thì thu được 0,8 g một ôxit màu đen.
1, Tính khối lượng của mỗi kim loại ban đầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: 25,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)