Đề thi HSG Hóa 9

Chia sẻ bởi Phạm Mạnh | Ngày 15/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Hóa 9 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

đề thi học sinh giỏi
Năm học 2008 -2009
Môn: Hoá học 9 –(Thời gian làm bài 150 phút)
Người ra đề: Trần Khắc Tấn
Trường THCS Xi Măng Bỉm Sơn

Câu 1( 2,5 điểm): Nguyên tử nguyên tố A nặng 40 đ.v.C có 4 lớp e, số e lớp ngoài cùng là 2
Nguyên tử nguyên tố B nặng 32 đ.v.C và có số p = số n.
1/ Cho biết số p, n, e trong mỗi nguyên tử A,B và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của chúng ?
2/ Biểu diễn phản ứng giữa A và B bằng sơ đồ cấu tạo nguyên tử ?
Câu 2 (3,5điểm )
1/ Trình bày phương pháp hoá học để tách các chất ra khỏi hỗn hợp: MgO, Fe, CuO
2/ Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các chất khí riêng biệt: CO2, H2, H2S, O2.
Câu 3 ( 6 điểm ):
1/ Nêu hiện tượng xảy ra ( nếu có ) khi :
a/ Cho mảnh Na vào dd CuSO4 b/ Đinh sắt vào dd CuSO4
c/ Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dd Ca(OH)2 d/ Cho tinh thể NH4NO3 vào dd Ca(OH)2
Viết PTHH để chứng minh
2/ Từ quặng pirit sắt, muối ăn, nước, không khí( Các thiết bị, chất xúc tác coi như đủ ).
Hãy viết các PTHH điều chế: Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3, NaHSO3.
3/ Một hợp chất A kém bền, bị phân huỷ ngay ở nhiệt độ thường theo sơ đồ
A A1 + A2
- A1 là chất khí có mùi khai, hay dùng để điều chế phân đạm
- A2 là một chất lỏng hoà tan được nhiều chất, có khả năng phản ứng được với cả oxit bazơ và oxit axit
a/ Tìm các chất A, A1, A2?
b/ Viết công thức hoá học của 3 phân đạm thông dụng có liên quan đến A, A1 ?
Câu 4 ( 4 điểm ) Hỗn hợp khí B gồm H2 và 2 oxit của Nitơ.
Trong đó: % VH50%, % VNO= 25% và khối lượng H2 chiếm 5 % B.
1/ Xác định công thức hoá học của oxit Nitơ chưa biết ?
2/ Dẫn 2,24 lít B ( đktc ) vào 80 gam dd NaOH 10% . Tính nồng độ phần trăm của các chất tan sau phản ứng ?
Câu 5 ( 4 điểm ) Hỗn hợp M gồm CuO và Fe2O3 có khối lượng 9,6 g được chia làm hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl, khuấy đều. Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp sản phẩm được làm bay hơi một cách cẩn thận, thu được 8,1 g chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl đã dùng ở trên trong điều kiện như lần trước. Sau khi kết thúc phản ứng lại làm bay hơi hỗn hợp sản phẩm như trên, lần này thu được 9,2 g chất rắn khan.
a) Viết các phương trình hoá học. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng ?
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp M ?
Cho: N = 14, O = 16, H = 1, Cu = 64, Fe = 56, Cl = 35,5, Na = 23.
Học sinh được dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !





Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi 9
Năm học 2008 -2009
Môn: Hoá học 9
Người ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Mạnh
Dung lượng: 32,40KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)