Đề thi HSG hóa

Chia sẻ bởi Hà Anh Linh | Ngày 15/10/2018 | 205

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG hóa thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
Trường THCS Hải Thượng Lãn Ông NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: Hóa học 9
Thời gian: 120 phút

Câu 1.
Hoàn thành các PTHH sau:
FeS2 + O2
KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
FexOy + HNO3→ Fe(NO3)3 + NO + H2O
FexOy + O2 Fe2O3

Viết các PTHH của phản ứng điều chế khí H2 từ Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.
Cho các chất sau: CuO, CaO, HCl, NaOH, H2SO4, H2O, BaCl2, Fe(OH)3. Những chất nào tác dụng được với nhau. Viết PTHH xảy ra.
Câu 2.
a. Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ đk xảy ra phản ứng):
FeS2 --> SO2 --> SO3 --> H2SO4 --> SO2
b. CO2 và SO2 đều phản ứng với dd kiềm cho hiện tượng giống nhau nên không thể dùng nước vôi trong Ca(OH)2 để phân biệt 2 khí này. Viết PTHH để chứng minh cho điều này? Vậy bằng cách nào có thể phân biệt 2 khí này bằng phương pháp hóa học.
Câu 3.
Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam một kim loại chưa rõ hóa trị vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại đó.
Hòa tan hoàn toàn 1,44 gam một kim loại chưa rõ hóa trị cần dùng 7,35 gam H2SO4 loãng. Xác định tên kim loại.
Câu 4.
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 dung dịch không màu đựngriêng trong 3 lọ mất nhãn sau: HCl, H2SO4, NaCl. Viết PTHH xảy ra.
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng riêng 3 chất sau: CaO, Fe2O3, P2O5. Viết PTHH xảy ra.
(Biết: Mg = 24; Al = 27; H = 1; O = 16)








PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
Trường THCS Hải Thượng Lãn Ông NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: Hóa học 9
Thời gian: 120 phút

Câu 1.
1. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 5 dung dịch không màu đựngriêng trong 5 lọ mất nhãn sau: NaOH, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2, NaNO3. Viết PTHH xảy ra.
2. Chỉ dùng thêm một thuốc thử hãy trình bày cách nhận biết các lọ mất nhãn đựng riêng các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, BaCl2, KCl.
Câu 2.
Cho 33,6 gam sắt vào 500 ml dung dịch axit H2SO4 0,75M.
a. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc)?
b. Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng.
Câu 3.
Trộn 200 ml dung dịch axit HCl aM với 200 ml dung dịch NaOH 1M ta thu được dung dịch A. Hòa tan vào A được tối đa 5,1 gam Al2O3.
Tính a?
Câu 4.
Hòa tan hoàn toàn 20,4 gam một oxit kim loại A, hóa trị III trong 300 ml dung dịch H2SO4 CM.Sau phản ứng thu được 60,4 gam muối khan.
a. Xác định CTHH của oxit kim loại.
b. Tính CM của dung dịch H2SO4 cần dùng.

(Biết: Fe = 56; Al = 27; H = 1; O = 16; S = 32)
























* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Anh Linh
Dung lượng: 18,27KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)