DE THI HSG DAP AN(3)

Chia sẻ bởi Ngô Văn Chuyển | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG DAP AN(3) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD-ĐT thành phố Huế

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ NĂM 2010 - 2011
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian giao đề)
_________________________________

Câu 1. (1,5 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, giương đôi mắt đen tròn, trong veo như hai hạt cườm nhỏ lặng nhìn Vinh tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hoà quyện trong nhau vừa quen thân vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào Vinh rồi như một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm.”
(Theo Châu Loan)
1.1. Tìm những từ ngữ thuộc trường từ vựng nói về hoạt động, trạng thái của con người trong đoạn văn trên.
1.2. Các từ ngữ vừa tìm trên được dùng theo phép tu từ nào? Giá trị sử dụng của chúng trong nội dung đoạn trích.

Câu 2. (1,5 điểm)
2.1. Viết lại đoạn thơ miêu tả nội tâm nàng Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
2.2. Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm ở đoạn thơ vừa viết.
Câu 3. (2,0 điểm)
Trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, ý thơ có sự tiếp nối, phát triển. Bằng một đoạn văn ngắn, hãy làm rõ điều đó.
Câu 4. (5,0 điểm)
Hai bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) và “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) đã gặp gở nhau ở nét đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt Nam. Cảm nhận của em về những nét đẹp đó.


----------------------HẾT----------------------








KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2010 – 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu 1. (1.5 điểm)
1.1. Những từ ngữ thuộc truờng từ vựng nói về hoạy động, trạng thái của con người trong đoạn văn: hoàn hồn, quay đầu lại, giương đôi mắt, lặng nhìn, tha thiết, gật đầu chào. (0,75đ)
1.2. Những từ ngữ thuộc trường từ vựng nói trên được dùng theo phép tu từ nhân hoá. (0,25đ)
Giá trị sử dụng: tạo nên sự sinh động, gần gũi của thế giới loài chim với cuộc sống con người. Qua đó, tác giả đã thể hiện cảm nhận tinh tế và tình yêu trước vẻ đẹp của thiên nhiên .
(0,5đ)
Câu2. (1,5 điểm)
2.1. Viết lại đoạn thơ miêu tả nội tâm nàng Kiều: (0,5đ)
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
2.2. Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm: (1,0đ)
Yếu tố miêu tả nội tâm góp phần khắc hoạ được tâm trạng đau đớn, tủi thẹn, xấu hổ của nàng Kiều trước cảnh nhà gặp tai ương và nhân phẩm, tài năng của mình bị chà đạp. Qua miêu tả nội tâm, Nguyễn Du giúp người đọc hiểu thêm vẻ đẹp nhân cách nàng Kiều. Đây chính là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật toàn diện, sinh động hơn, thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.
Câu 3. (2,0 điểm)
∆ Về hình thức: (0,25đ)
Đúng hình thức một đoạn văn (viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc bằng dấu chấm cuối câu ở mỗi câu trong đoạn văn).
∆ Về nội dung: (1,75đ)
▲ Ý thơ trong hai khổ thơ có sự tiếp nối với phát triển đó là hình ảnh những chiếc xe không kính và hình tượng người lính lái xe: (0,25đ)
▪ Hình ảnh những chiếc xe không có kính rất thực này được diễn tả bằng những câu thơ rất gần với văn xuôi, lại có giọng điệu thản nhiên kết hợp phép điệp ngữ “không có”, liệt kê “kính, đèn, mui xe, thùng xe” càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó, bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe ấy biến dạng, độc đáo. Hình ảnh thơ tiếp nối đã tô đậm hiện thực đầy gian khổ của cuộc kháng chiến.
▪ Hình tượng người lính lái xe với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Chuyển
Dung lượng: 50,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)