đề thi HSG+đáp án
Chia sẻ bởi Đoàn Thị Nga |
Ngày 12/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: đề thi HSG+đáp án thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ DỰ BỊ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 ( 4,0 điểm)
Trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên.
Câu 2 ( 6,0 điểm)
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 3 (10,0 điểm)
Hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó, em có suy nghĩ gì về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ..
---------Hết---------
Họ và tên thí sinh:………………………….Số báo danh:……………………........
Người coi thi số 1……………………Người coi thi số 2:………………….…….…
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ DỰ BỊ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 – 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
( có 03 trang)
A. MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG
1. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một hướng giải quyết, cần tôn trọng những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, đáp ứng được những ý chính và lý giải có tính thuyết phục; cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của học sinh.
2. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra mức điểm tối đa cho các ý, căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cân nhắc để cho mức điểm thích hợp. Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi học sinh phân tích sâu sắc và có cảm xúc. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Điểm ở từng câu, điểm toàn bài có thể để điểm lẻ tới 0,25; 0,5; 0,75.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM
1/Câu 1: (4 điểm)
* Về hình thức: Hs phải trình bày thành đoạn văn hoặc bài văn
ngắn,có liên kết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, trôi chảy.
* Về nội dung: Cần đảm bảo được các ý sau:
- Giới thiệu đoạn thơ: Bằng việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp tu từ đặc tu từ đặc sắc, đoạn thơ là dòng suy ngẫm sâu sắc của cháu về bếp lửa của bà. 0,5 điểm
- Lần lượt chỉ ra và phân tích hiệu quả của từng phép tu từ: 3,0 điểm
+ Điệp từ nhóm bốn lần lặp lại liên tiếp đầu mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh công việc
nhóm bếp của bà vừa soi sáng chân dung người bà
tần tảo, nhẫn nại, giàu đức hi sinh. Bà không chỉ nhóm lên bếp lửa bằng đôi tay khéo léo để bếp lửa cháy sáng, để có nồi khoai sắn ngọt bùi,có nồi xôi gạo mới.Từ công việc nhóm lửa hàng ngày, bà còn nhóm lên cả những nét đẹp tâm hồn tuổi thơ cháu, bồi đắp ước mơ và tình yêu thương cho cháu. + Hoán dụ: khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo mới gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương. Bà bồi đắp cho cháu tình đoàn kết xóm làng.
+ Ẩn dụ: bếp lửa vừa tả thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho lòng bà, tình yêu thương bà dành cho cháu, trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình bà cháu, là hành trang theo cháu suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
- Khẳng định các phép tu từ trên đã góp phần thể hiện sâu sắc tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc của người cháu hiếu thảo phương xa với người bà yêu kính và bếp lửa tuổi thơ. 0,5 điểm
Câu 2 ( 6 điểm):
Về kĩ năng: - Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác
HÀ NAM
ĐỀ DỰ BỊ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 ( 4,0 điểm)
Trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên.
Câu 2 ( 6,0 điểm)
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 3 (10,0 điểm)
Hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó, em có suy nghĩ gì về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ..
---------Hết---------
Họ và tên thí sinh:………………………….Số báo danh:……………………........
Người coi thi số 1……………………Người coi thi số 2:………………….…….…
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ DỰ BỊ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 – 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
( có 03 trang)
A. MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG
1. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra một hướng giải quyết, cần tôn trọng những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, đáp ứng được những ý chính và lý giải có tính thuyết phục; cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của học sinh.
2. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra mức điểm tối đa cho các ý, căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cân nhắc để cho mức điểm thích hợp. Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi học sinh phân tích sâu sắc và có cảm xúc. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Điểm ở từng câu, điểm toàn bài có thể để điểm lẻ tới 0,25; 0,5; 0,75.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM
1/Câu 1: (4 điểm)
* Về hình thức: Hs phải trình bày thành đoạn văn hoặc bài văn
ngắn,có liên kết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, trôi chảy.
* Về nội dung: Cần đảm bảo được các ý sau:
- Giới thiệu đoạn thơ: Bằng việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp tu từ đặc tu từ đặc sắc, đoạn thơ là dòng suy ngẫm sâu sắc của cháu về bếp lửa của bà. 0,5 điểm
- Lần lượt chỉ ra và phân tích hiệu quả của từng phép tu từ: 3,0 điểm
+ Điệp từ nhóm bốn lần lặp lại liên tiếp đầu mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh công việc
nhóm bếp của bà vừa soi sáng chân dung người bà
tần tảo, nhẫn nại, giàu đức hi sinh. Bà không chỉ nhóm lên bếp lửa bằng đôi tay khéo léo để bếp lửa cháy sáng, để có nồi khoai sắn ngọt bùi,có nồi xôi gạo mới.Từ công việc nhóm lửa hàng ngày, bà còn nhóm lên cả những nét đẹp tâm hồn tuổi thơ cháu, bồi đắp ước mơ và tình yêu thương cho cháu. + Hoán dụ: khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo mới gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương. Bà bồi đắp cho cháu tình đoàn kết xóm làng.
+ Ẩn dụ: bếp lửa vừa tả thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho lòng bà, tình yêu thương bà dành cho cháu, trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình bà cháu, là hành trang theo cháu suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
- Khẳng định các phép tu từ trên đã góp phần thể hiện sâu sắc tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc của người cháu hiếu thảo phương xa với người bà yêu kính và bếp lửa tuổi thơ. 0,5 điểm
Câu 2 ( 6 điểm):
Về kĩ năng: - Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Thị Nga
Dung lượng: 153,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)