đề thi HSG+đáp án
Chia sẻ bởi Đoàn Thị Nga |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: đề thi HSG+đáp án thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Phòng giáo dục và đào tạo
huyện yên định
đề thi Học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện
năm học 2012 - 2013
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 26/02/2013
(Đề thi này gồm 01 trang).
Câu 1(3,0 điểm)
Chỉ rõ và phân tích giá trị các phép tu từ có trong đoạn thơ sau:
…”Nhóm bếp lửa ấp ưu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!…”
(Trích Bếp lửa – Bằng Việt – SGK Ngữ văn – Lớp 9 – Tập 1)
Câu 2: (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thuý Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) với các yêu cầu sau :
Đoạn văn có từ 7 đến 10 câu
Đoạn văn được trình bày nội dung theo cách qui nạp
Câu 3(4,0 điểm).
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
(Cố hương - Lỗ Tấn)
Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn văn trên.
Câu 4 (10,0 điểm):
Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: “Cháu sống thật hạnh phúc”.
( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng hát. Họ “ Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
Dựa vào hai tác phẩm trên, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?
Hết
Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: ....................
PHÒNG GD&ĐT
YÊN ĐỊNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9
MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2012 - 2013
Câu 1(3,0 điểm)
a, Xác định được các phép tu từ chủ yếu:
- Điệp từ: Nhóm
- Ẩn dụ: bếp lửa
- Hoán dụ: khoai, sắn, nồi xôi gạo mới.
* Lưu ý: Nếu học sinh chỉ ra đúng 1 hoặc 2 phép tu từ nêu trên cho tối đa 0,25 điểm, học sinh chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể cho 0,25 điểm.)
b, phân tích được các phép tu từ:
- Điệp từ “nhóm”: nổi bật hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hy sinh với công việc nhóm lửa hàng ngày và nhóm lên những nét đẹp trong tâm hồn tuổi thơ của cháu. (1,0 điểm).
- Ẩn dụ “Bếp lửa”: Vừa là hình ảnh thực vừa là ngọn lửa của tình yêu thương, đức hy sinh và niềm tin vào con người, cuộc đời mà bà đẫ nhóm lên trong lòng cháu.(1,0 điểm).
- Hoán dụ “khoai, sắn, nồi sôi gạo mới”: gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương và tình làng nghĩa xóm. (1,0 điểm).
Câu 2. (3.0 điểm)
Viết được đoạn văn theo yêu cầu :
Nội dung : Cảm nghĩ về nhân vật Thuý Kiều – Thuý Kiều tượng trưng cho vẻ đẹp của con người về tài sắc, về trí tuệ thông minh, về lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha; Thuý Kiều tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công, oan trái...
Hình thức : Số lượng câu không vượt quá (ít quá) số lượng cho phép; nội dung phải được trình bày theo cách qui nạp.
Tiêu chuẩn cho điểm: Đạt yêu cầu nêu trên: 3,0 điểm (nội dung: 2,0 điểm , hình thức :1,0 điểm). Nếu không đạt đầy đủ các yêu cầu trên, tuỳ mức độ có thể trừ điểm từ 0,25-1
huyện yên định
đề thi Học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện
năm học 2012 - 2013
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 26/02/2013
(Đề thi này gồm 01 trang).
Câu 1(3,0 điểm)
Chỉ rõ và phân tích giá trị các phép tu từ có trong đoạn thơ sau:
…”Nhóm bếp lửa ấp ưu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!…”
(Trích Bếp lửa – Bằng Việt – SGK Ngữ văn – Lớp 9 – Tập 1)
Câu 2: (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thuý Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) với các yêu cầu sau :
Đoạn văn có từ 7 đến 10 câu
Đoạn văn được trình bày nội dung theo cách qui nạp
Câu 3(4,0 điểm).
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
(Cố hương - Lỗ Tấn)
Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn văn trên.
Câu 4 (10,0 điểm):
Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: “Cháu sống thật hạnh phúc”.
( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng hát. Họ “ Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
Dựa vào hai tác phẩm trên, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?
Hết
Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: ....................
PHÒNG GD&ĐT
YÊN ĐỊNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9
MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2012 - 2013
Câu 1(3,0 điểm)
a, Xác định được các phép tu từ chủ yếu:
- Điệp từ: Nhóm
- Ẩn dụ: bếp lửa
- Hoán dụ: khoai, sắn, nồi xôi gạo mới.
* Lưu ý: Nếu học sinh chỉ ra đúng 1 hoặc 2 phép tu từ nêu trên cho tối đa 0,25 điểm, học sinh chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể cho 0,25 điểm.)
b, phân tích được các phép tu từ:
- Điệp từ “nhóm”: nổi bật hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hy sinh với công việc nhóm lửa hàng ngày và nhóm lên những nét đẹp trong tâm hồn tuổi thơ của cháu. (1,0 điểm).
- Ẩn dụ “Bếp lửa”: Vừa là hình ảnh thực vừa là ngọn lửa của tình yêu thương, đức hy sinh và niềm tin vào con người, cuộc đời mà bà đẫ nhóm lên trong lòng cháu.(1,0 điểm).
- Hoán dụ “khoai, sắn, nồi sôi gạo mới”: gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương và tình làng nghĩa xóm. (1,0 điểm).
Câu 2. (3.0 điểm)
Viết được đoạn văn theo yêu cầu :
Nội dung : Cảm nghĩ về nhân vật Thuý Kiều – Thuý Kiều tượng trưng cho vẻ đẹp của con người về tài sắc, về trí tuệ thông minh, về lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha; Thuý Kiều tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công, oan trái...
Hình thức : Số lượng câu không vượt quá (ít quá) số lượng cho phép; nội dung phải được trình bày theo cách qui nạp.
Tiêu chuẩn cho điểm: Đạt yêu cầu nêu trên: 3,0 điểm (nội dung: 2,0 điểm , hình thức :1,0 điểm). Nếu không đạt đầy đủ các yêu cầu trên, tuỳ mức độ có thể trừ điểm từ 0,25-1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Thị Nga
Dung lượng: 82,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)