Đề thi HSG cấp trường - Địa lí 8

Chia sẻ bởi Vũ Ngọc Linh | Ngày 14/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG cấp trường - Địa lí 8 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI DƯƠNG

Đề chính thức

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
MÔN LỊCH SỬ 8
NĂM HỌC 2010 – 2011
(Thời gian làm bài 120 phút không kể giao đề)



Câu 1 (3 điểm ) :
Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam? Sự bạc nhược và đầu hàng từng bước của triều đình nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào?
Câu 2( 3.5 điểm):
a. Nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương . Trong đó cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao ?
b. Chỉ ra sự khác nhau (về thành phần lãnh đạo, tính chất) giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế
Câu 3(3.5 điểm):
“Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời” (SGK Lịch sử 8 – Trang 136).
Em hãy trình bày:
- Động cơ chính khiến các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách.
- Những nội dung cơ bản và hạn chế của các đề nghị cải cách đó.





……………………………… Hết ……………………………………






Họ tên thí sinh …………………………………….. SBD …………………

Chữ kí của giám thị 1 ……………….... Chữ kí của giám thị 2…………….

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8

NỘI DUNG
ĐIỂM

 Câu 1 Nguyên nhân Pháp Xâm lược Việt Nam:
CNTB Pháp phát triển cần mở rộng thị trường,nguyên liệu.
Việt Nam có vị trì địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
Chế độ phong kiến Việt Nam đang suy yếu. Nguồn nhân công dồi dào, rẻ mạt.
Sự bạc nhược đầu hàng của triều đình nhà nguyễn được thể hiện:
Khi thực dân Pháp xâm lược triều đình Huế có tổ chức chống Pháp nhưng với thái độ cầu hòa, bản chất hèn nhát sợ Pháp, kế sách đánh địch không phù hợp, không kiên quyết chống giặc nên không phát huy được sức mạnh của nhân dân ta. Quá trình đầu hàng thể hiện qua nội dung các bản hiệp ước mà triều đình kí với Pháp nhượng cho chúng nhiều quyền lợi, mất đất.
+ Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn.
+ Hiệp ước Giáp Tuất 1874 thừa nhận sáu tỉnh Nam kì thuộc Pháp.
+ Hiệp ước Quý Mùi 1883 thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì.
+ Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 chấm dứt sự tồn tại của phong kiến nhà Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

Câu2.
a. Nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất vì:
+ Thời gian tồn tại 10 năm.
+ Quy mô: 4 tỉnh.
+ Người lãnh đạo: văn thân tiêu biểu, là tấm gương sáng.
+ Tính chất ác liệt: chống Pháp và triều đình phong kiến
b. Chỉ ra sự khác nhau:
- Phong trào Cần vương: Thành phần lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước. Tính chất: Hưởng ứng “Chiếu Cần vương” nhằm ủng hộ Vua để khôi phục lại quốc gia phong kiến độc lập.
+ Phong trào nông dân Yên Thế: Thành phần lãnh đạo: Nông dân địa phương. Tính chất: Tự phát, bảo vệ cuộc sống, bảo vệ quê hương, đất nước.
Câu3
“Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt nam hiểu biết, thức thời” (SGK Lịch sử 8 – Trang 136).
* Động cơ chính khiến các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách:
- Đất nước lâm vào tình trạng ngày một nguy khốn
- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân
- Muốn cho nước nhà giàu mạnh
- Có thể đương đầu với cuộc tấn công dồn dập của kẻ thù.
* Những nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách:
- Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ
- Phát triển buôn bán thông thương với nước ngoài
- Phát triển công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Ngọc Linh
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)